Bất động sản

Cây cầu như 'đường cao tốc nước' không bê tông cốt thép, chịu được sức nặng 1.000 người, xe trọng thải 2,8 tấn đi qua nhẹ bẫng

Ngọc Trà 25/09/2024 12:00

Cầu nổi này không chỉ là một công trình hạ tầng giao thông thông thường, mà còn là biểu tượng cho sự phát triển vượt bậc của lĩnh vực xây dựng.

Trong lòng thiên nhiên tuyệt mỹ của thành phố Thập Yển, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, một công trình thu hút sự chú ý của cả thế giới. Đó chính là cầu nổi Shiziguan (Thạch Tử Quan) – một kiệt tác kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ hiện đại và cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ.

Chính thức ra đời vào năm 2016, cây cầu nằm ở danh thắng Shiziguan được ưu ái tặng cho nhiều cái tên mỹ miều như “cây cầu dài của những giấc mơ”, “đường cao tốc nước” đẹp nhất Trung Quốc, “cây cầu gỗ đẹp nhất thế giới”... Với cấu trúc độc đáo, cầu nổi này không chỉ là biểu tượng của sự sáng tạo mà còn là niềm tự hào của người dân Trung Quốc trong việc áp dụng những giải pháp bền vững vào hạ tầng giao thông.

Empty

Cây cầu nổi tiếng trên thế giới nhờ kỹ thuật xây dựng đặc biệt. Ảnh: Chinanews

Cầu nổi Shiziguan là một trong những hồ lớn và đẹp nhất ở Hồ Bắc. Cây cầu này được làm bằng ván gỗ bắc trên mặt sông Thanh Giang với chiều dài 500m và chiều rộng 4,5m có thể chịu được tải trọng xe 2,8 tấn trên độ sâu của nước khoảng 60m.

>> Tỉnh hạ tầng '4 không' dự chi hàng trăm nghìn tỷ xây dựng trung tâm xuất khẩu mặt hàng toàn thế giới cần thiết

Cầu nổi Shiziguan không chỉ là một công trình hạ tầng giao thông thông thường, mà còn là biểu tượng cho sự phát triển vượt bậc của Trung Quốc trong lĩnh vực xây dựng và ứng dụng công nghệ cao.

Điểm đặc biệt đầu tiên và nổi bật nhất của cầu Shiziguan chính là không sử dụng những trụ đỡ kiên cố dưới lòng sông mà để cầu nổi trên mặt nước nhờ hệ thống phao nhựa nhiệt dẻo polyethylene có mật độ phân tử siêu cao, chịu được sức nặng của 10.000 người đứng phía trên cùng lúc. Nhờ vậy, cầu có khả năng thích nghi với sự thay đổi của mực nước trong hồ.

Vào mùa mưa khi mực nước dâng cao, các tấm phao sẽ tự động điều chỉnh để giữ cho mặt cầu luôn bằng phẳng, giúp phương tiện giao thông lưu thông dễ dàng mà không lo ngập lụt hay nguy cơ cầu bị hư hỏng. Đây là một giải pháp kỹ thuật thông minh và linh hoạt, tạo nên sự khác biệt của cầu Shiziguan so với các công trình cầu nổi khác.

Empty

Cây cầu thu hút nhiều khách du lịch tới thăm. Ảnh: Chinanews

Hệ thống tấm phao không chỉ giúp cầu có thể chịu tải trọng lớn, mà còn giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh. Cầu được thiết kế với tầm nhìn dài hạn, giúp bảo vệ vùng hồ Hạ Khẩu khỏi nguy cơ ô nhiễm và suy thoái sinh thái, tạo điều kiện cho một môi trường sống bền vững cho cả con người và hệ sinh thái.

Cầu cho phép các phương tiện di chuyển với vận tốc 20km/h. Người trên xe sẽ chỉ cảm nhận được độ lắc lư nhẹ của dòng sông. Không ít du khách tới đây đã mô tả cầu nổi Shiziguan là "một bước đi giữa thiên nhiên", bởi cảm giác nhẹ nhàng khi đi bộ hoặc di chuyển trên cầu, như thể đang lơ lửng trên mặt nước. Nhưng cũng có người lo sợ vì cảm giác đi trên cầu quá nhẹ vì những chiếc phao nổi bên dưới.

Với những điều đặc biệt trên, cầu nổi Shiziguan đã và đang trở thành một trong những kỳ quan kỹ thuật nổi bật của thế kỷ 21, mang đến cho Trung Quốc niềm tự hào và sự ngưỡng mộ từ cộng đồng quốc tế.

Kể từ khi cây cầu nổi có một không hai này khánh thành, khu danh thắng Shiziguan đã đón hàng trăm ngàn lượt khách du lịch, mở đường cho làn sóng du lịch sinh thái nở rộ trong khu vực.

>> Thành phố di sản của Việt Nam chuẩn bị xây cầu bắc qua con sông nghìn năm tuổi

Hợp long cầu vượt sông Đào trong dự án đường hơn 5.000 tỷ đồng tại Nam Định

Cầu vượt sông nghìn tỷ nối 2 'vựa lúa' lớn nhất miền Bắc chính thức hợp long

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/cay-cau-nhu-duong-cao-toc-nuoc-khong-be-tong-cot-thep-chiu-duoc-suc-nang-1000-nguoi-xe-trong-thai-28-tan-di-qua-nhe-bang-d133989.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Cây cầu như 'đường cao tốc nước' không bê tông cốt thép, chịu được sức nặng 1.000 người, xe trọng thải 2,8 tấn đi qua nhẹ bẫng
POWERED BY ONECMS & INTECH