Một số ngân hàng đã cho rằng, họ đã trích lập đầy đủ cho nợ tái cơ cấu trước kỳ hạn (2023).
Số dư nợ tái cơ cấu vẫn còn khá lớn
Theo các chuyên gia tại Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (Masvn), mặc dù nợ tái cơ cấu đã giảm đáng kể trong giai đoạn nửa đầu năm 2022, dư nợ tái cơ cấu còn lại của một số ngân hàng vẫn còn khá lớn.
Một điểm đáng lưu ý nữa là nợ tái cơ cấu của các ngân hàng có tỷ trọng bán lẻ cao hơn hẳn so với các ngân hàng có tỷ trọng cho vay doanh nghiệp hay đầu tư trái phiếu cao.
Thêm vào đó, một số ngân hàng cũng cho rằng họ đã trích lập đầy đủ cho nợ tái cơ cấu trước kỳ hạn (2023).
Masvn cho rằng, các thông tin này có mức độ tin cậy nhất định. Vì vậy, nếu tỷ lệ nợ tái cơ cấu có thể trở về lại nhóm 1 sau thời gian ân hạn, hoàn thành “giai đoạn thử thách”, hay tất toán trước hạn cao hơn so với dự phóng thì chi phí tín dụng có thể đã đạt đỉnh.
Như trong 6T2022, dựa trên sự phục hồi tích cực của các khoản nợ tái cơ cấu, một số ngân hàng đã có thể hoàn nhập các khoản dự phòng đã trích lập cho nợ tái cơ cấu. Vì vậy, nhà đầu tư vẫn nên thận trong nhưng không quá bi quan về hoạt động chung của ngành.
Lo ngại về rủi ro hệ thống
Đề cập đến các ngân hàng có tỷ trọng cho vay doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp lớn) và đầu tư TPDN lớn, nhà đầu tư cũng vẫn nên thận trọng.
Tuy các ngân hàng này sở hữu tỷ lệ nợ tái cơ cấu và NPL thấp, rủi ro các doanh nghiệp lớn không hoàn thành các nghĩa vụ nợ vẫn có thể xảy ra, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế vĩ mô biến động.
Việc này có thể dẫn đến gánh nặng trích lập dự phòng trong dài hạn.
Tỷ lệ chi phí hoạt động (CIR) giảm nhẹ
Theo các chuyên gia, do lợi nhuận dự kiến sẽ không ổn định trong ngắn hạn, các ngân hàng cần duy trì kiểm soát chặt chẽ chi phí hoạt động.
Ngân sách cho chi phí hoạt động sẽ lệ thuộc vào thu nhập thặng dư của ngân hàng.
Dựa trên kết quả kinh doanh khả quan của các ngân hàng trong nửa đầu năm 2022, (với mức tăng trưởng lợi nhuận trung bình là +32% so với cùng kỳ), ngân hàng có thể chưa quá khắt khe trong đầu tư về nhân lực cũng như chuyển đổi số–là các động lực chính cho tăng trưởng thu nhập của ngân hàng trong dài hạn.
Các ngân hàng vẫn đang lạc quan về triển vọng của chất lượng tài sản