Chỉ trong năm 2024, doanh nghiệp đứng đầu ngành hàng không dân dụng Việt Nam đã 'rót' hơn 20.000 tỷ cho sân bay Long Thành và Tân Sơn Nhất
Doanh nghiệp này đã ghi nhận hơn 20.861 tỷ đồng chi phí xây dựng cơ bản dở dang tại các dự án do đơn vị đã đầu tư cho cả năm 2024.
Theo như báo cáo tài chính quý IV/2024, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (AVC) ghi nhận hơn 20.861 tỷ đồng chi phí xây dựng cơ bản dở dang tại các dự án mà đơn vị này đầu tư cho cả năm 2024.
Trong số đó, chiếm phần lớn là Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành - giai đoạn 1 (Đồng Nai) với hơn 12.745,7 tỷ đồng (tăng gần 2,4 lần so với năm 2023).
Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành được xây dựng trên diện tích rộng 5.000ha với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 336.630 tỷ đồng.
![Chỉ trong năm 2024, doanh nghiệp đứng đầu ngành hàng không dân dụng Việt Nam đã 'rót' hơn 20.000 tỷ cho sân bay Long Thành và Tân Sơn Nhất- Ảnh 1. Chỉ trong năm 2024, doanh nghiệp đứng đầu ngành hàng không dân dụng Việt Nam đã 'rót' hơn 20.000 tỷ cho sân bay Long Thành và Tân Sơn Nhất- Ảnh 1.](https://nqs.1cdn.vn/2025/02/09/cdn1z.reatimes.vn-652356615132086272-2025-2-8-_acv-chi-hon-20-nghin-ty-cho-san-bay-long-thanh-va-tan-son-nhat3-1739033263344244476822.jpg)
Trong giai đoạn 1, sân bay Long Thành sẽ tiến hành xây một đường cất hạ cánh, nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ với công suất 25 triệu khách mỗi năm. Tổng mức đầu tư của dự án trong giai đoạn này là khoảng 109.111 tỷ đồng.
Dự án thành phần do ACV làm chủ đầu tư có tổng mức 99.019 tỷ đồng, tương đương với 4,23 tỷ USD.
ACV đã huy động đủ 4,23 tỷ USD để đầu tư, trong đó vốn tự có khoảng 2,43 tỷ USD và vay tại các ngân hàng thương mại là 1,8 tỷ USD.
![Chỉ trong năm 2024, doanh nghiệp đứng đầu ngành hàng không dân dụng Việt Nam đã 'rót' hơn 20.000 tỷ cho sân bay Long Thành và Tân Sơn Nhất- Ảnh 2. Chỉ trong năm 2024, doanh nghiệp đứng đầu ngành hàng không dân dụng Việt Nam đã 'rót' hơn 20.000 tỷ cho sân bay Long Thành và Tân Sơn Nhất- Ảnh 2.](https://nqs.1cdn.vn/2025/02/09/cdn1z.reatimes.vn-652356615132086272-2025-2-8-_acv-chi-hon-20-nghin-ty-cho-san-bay-long-thanh-va-tan-son-nhat-17390332633261115114847.jpg)
Theo như báo cáo tài chính, ACV đã trả trước cho các doanh nghiệp xây dựng trúng thầu tại sân bay Long Thành. Trong đó, Tập đoàn IC Ictas đã nhận khoản trả trước ngắn hạn hơn 1.561 tỷ đồng, Vinaconex (VCG) nhận gần 94 tỷ đồng, Hancorp (HAN) nhận gần 107 tỷ đồng.
Cuối tháng 1/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã giao mục tiêu cơ bản phải hoàn thành sân bay quốc tế Long Thành vào cuối năm 2025.
Theo đó, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các đơn vị liên quan làm việc không ngừng nghỉ, đẩy nhanh tiến độ triển khai "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương, vượt nắng, thắng mưa, không thua bão gió" để sớm đưa dự án về đích.
Tuy nhiên hiện nay, một số hạng mục trong dự án vẫn còn khá chậm, đặc biệt trong đó dự án thành phần 3 (công trình thiết yếu như đường băng, đường lăn, sân đỗ) mới chỉ đạt 36% khối lượng.
Trong khi đó, dự án thành phần nhà ga hành khách - "trái tim" của sân bay Long Thành hiện đang gặp khó do phải nhập khẩu thiết bị thiết kế riêng từ nước ngoài.
Ngoài dự án sân bay Long Thành - sân bay lớn nhất Việt Nam, ACV hiện cũng đang dồn lực cho xây dựng nhà ga hành khách T3 của sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP. HCM).
Tại dự án này, ACV đã bỏ ra hơn 5.830 tỷ đồng chi phí xây dựng cơ bản dở dang, tăng gần 4 lần so với cùng kỳ.
Doanh nghiệp cũng đã chi tổng cộng khoảng 1.054 tỷ đồng cho việc mở rộng sân đỗ máy bay, hệ thống tiếp nhiên liệu và mở rộng nhà ga hành khách T2 sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội).
ACV cũng đã chi hàng trăm tỷ đồng cho các hệ thống radar thời tiết ông nghệ Doppler tại sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài và Đà Nẵng.
![Chỉ trong năm 2024, doanh nghiệp đứng đầu ngành hàng không dân dụng Việt Nam đã 'rót' hơn 20.000 tỷ cho sân bay Long Thành và Tân Sơn Nhất- Ảnh 3. Chỉ trong năm 2024, doanh nghiệp đứng đầu ngành hàng không dân dụng Việt Nam đã 'rót' hơn 20.000 tỷ cho sân bay Long Thành và Tân Sơn Nhất- Ảnh 3.](https://nqs.1cdn.vn/2025/02/09/cdn1z.reatimes.vn-652356615132086272-2025-2-8-_acv-chi-hon-20-nghin-ty-cho-san-bay-long-thanh-va-tan-son-nhat2-17390332633301773754293.jpg)
Liên quan đến kết quả kinh doanh, ACV đã ghi nhận gần 22.555 tỷ đồng doanh thu, tăng gần 13% so với năm 2023 nhờ thị trường hàng không quốc tế phục hồi.
Cùng với việc hoàn nhập trích lập dự phòng nợ khó đòi, ACV đã lãi hơn 11.577 tỷ đồng. Mức này tăng gần 37% và được xem là mức kỷ lục khi công bố thông tin, ACV đã vượt 11% chỉ tiêu doanh thu và vượt 53% kế hoạch lợi nhuận đề ra.
ACV được biết đến là doanh nghiệp đứng đầu ngành hàng không dân dụng tại Việt Nam, hiện đang quản lý và vận hành 22 sân bay trên cả nước trong đó gồm 9 cảng hàng không quốc tế với quy mô lớn như Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất.
> > Không phải Everest, đây mới là ngọn núi cao nhất thế giới