Theo các chuyên gia, việc Bộ Tài chính Mỹ vay nợ trở lại “có thể khuếch đại căng thẳng trong hệ thống ngân hàng”.
Trong tuần trước lượng tiền mặt trong tài khoản của Bộ Tài chính Mỹ đã tụt xuống mức thấp nhất kể từ năm 2017. Do cuộc khủng hoảng này đã được giải quyết, sắp tới Bộ Tài chính Mỹ sẽ phải tìm cách để có đủ số tiền mặt cần thiết.
Theo đó, JPMorgan ước tính Chính phủ Mỹ cần phải vay 1.100 tỷ USD thông qua tín phiếu Kho bạc từ nay cho đến hết năm 2023. Ngân hàng này dự đoán chính phủ Mỹ sẽ phát hành ròng 850 tỷ USD tín phiếu Kho bạc trong 4 tháng tới.
Nỗi lo chính của các nhà phân tích là khối lượng tín phiếu chính phủ khổng lồ được tung ra thị trường sẽ kéo lợi suất lên cao, hút tiền gửi của người dân ra khỏi ngân hàng.
Ông Gennadiy Goldberg, chuyên gia của TD Securities dự báo lượng tín phiếu Kho bạc được phát hành trong thời gian tới sẽ có quy mô lớn nhất trong lịch sử, trừ những giai đoạn như khủng hoảng tài chính năm 2008 và đại dịch năm 2020.
Chuyển biến trên gây áp lực lên tiền gửi trong các ngân hàng. Trong năm nay, tiền gửi của nhiều ngân hàng đã đi xuống trong bối cảnh khách hàng tìm kiếm các sản phẩm sinh lãi cao hơn tài khoản tiết kiệm truyền thống.
Tiền gửi bị rút ra mạnh hơn nữa và sự gia tăng của lợi suất có thể buộc các nhà băng tăng lãi suất, gây ra gánh nặng lớn đối với các ngân hàng nhỏ.
Ông Doug Spratley, trưởng bộ phận quản lý tiền mặt tại T Rowe Price, kết luận rằng việc Bộ Tài chính Mỹ vay nợ trở lại “có thể khuếch đại căng thẳng trong hệ thống ngân hàng”.
Mỹ: Thâm hụt ngân sách lên mức cao thứ 3 trong lịch sử
Cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ: 'Bom nợ' của Mỹ hưởng lợi lớn khi đồng USD liên tục tăng giá