Thị trường bất động sản Việt Nam đang rơi vào trạng thái rối ren. Chính phủ đang tìm mọi cách để gỡ khó cho thị trường chung, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký ban hành Công điện 469/CĐ-TTg về tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Thị trường bất động sản có vai trò quan trọng trong "hệ sinh thái" kinh tế và liên quan trực tiếp đến nhiều ngành kinh tế. Tuy nhiên thời gian qua, thị trường bất động sản còn nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân.
Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
Các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp triển khai thực hiện nghiêm, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao. Cụ thể:
1. Bộ Xây dựng:
a) Tập trung nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở năm 2014 và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc lập, phê duyệt các quy hoạch; việc thực hiện điều chỉnh các quy hoạch; việc áp dụng cấp độ quy hoạch khi chấp thuận chủ trương đầu tư dự án, trước ngày 15/6/2023.
c) Rà soát, bổ sung (nếu có) và hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng, về các nội dung: lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư;…
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan rà soát các khó khăn, vướng mắc đối với các nội dung liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy trong các công trình xây dựng để đề xuất giải pháp tháo gỡ trước ngày 30/6/2023.
đ) Đối với khó khăn, vướng mắc trong bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng hướng dẫn các địa phương giải quyết phù hợp theo quy định của pháp luật.
e) Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng.
g) Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan đề xuất xử lý tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của thị trường bất động sản đối với những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư dự án bất động sản, người mua nhà tiếp cận nguồn vốn tín dụng
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
a) Tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất huy động và cho vay trên cơ sở bảo đảm sản xuất, kinh doanh, hiệu quả; tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư dự án bất động sản, người mua nhà tiếp cận nguồn vốn tín dụng.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan triển khai Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng, trong đó chủ lực là 04 ngân hàng thương mại nhà nước theo chỉ đạo của Chính phủ.
c) Tổ chức triển khai và theo dõi chặt chẽ việc triển khai thực hiện về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ.
d) Tăng cường kiểm tra, đôn đốc các tổ chức tín dụng triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản.
đ) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan đề xuất xử lý tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản thuộc lĩnh vực quản lý đối với những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền.
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc xác định giá đất, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường:
a) Tham mưu, trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh khung giá đất, bảng giá đất; định giá đất cụ thể và hoạt động tư vấn xác định giá đất theo trình tự thủ tục rút gọn để sửa đổi, bổ sung trình tự, thủ tục xác định giá đất .
b) Rà soát các tồn tại, vướng mắc của các Thông tư để sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền.
c) Chỉ đạo, đôn đốc và hướng dẫn các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc xác định giá đất, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm nhất là ở cấp huyện và việc thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng.
d) Kiểm tra, đôn đốc các địa phương khẩn trương ban hành các quy định cụ thể theo thẩm quyền để triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật về đất đai trước ngày 15/6/2023.
đ) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc doanh nghiệp cổ phần hóa chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch; hồ sơ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30/01/2019 về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước, trình Chính phủ trước ngày 30 tháng 5 năm 2023.
b) Chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan hướng dẫn các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án bất động sản thực hiện theo hình thức hợp đồng BT (là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư để xây dựng công trình hạ tầng).
c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
d) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan đề xuất xử lý tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản thuộc lĩnh vực quản lý đối với những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền.
5. Bộ Tài chính:
a) Kịp thời có giải pháp hiệu quả thúc đẩy phát triển thị trường chứng khoán lành mạnh, bền vững; sớm hoàn thiện báo cáo về tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2023.
b) Chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc: điều kiện duy trì tỷ lệ góp vốn không thấp hơn 26% khi di dời doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; về phương án sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước (nay gọi là nhà, đất là tài sản công), trước ngày 30/6/2023
c) Phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án bất động sản thực hiện theo hình thức hợp đồng BT.
d) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan đề xuất xử lý tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản thuộc lĩnh vực quản lý đối với những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền.
6. Bộ Công an:
a) Thực hiện các nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ và Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, hướng dẫn và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản của các địa phương, doanh nghiệp phân công khi có yêu cầu.
b) Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản nhất là các hành vi đưa thông tin không chính xác, gây tác động tiêu cực đến hoạt động của thị trường tài chính, tín dụng, trái phiếu, bất động sản.
7. Bộ Tư pháp:
Chủ động phối hợp, hỗ trợ các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan trong việc rà soát, phân loại các tồn tại, hạn chế, vướng mắc, mâu thuẫn hoặc là điểm nghẽn trong thể chế, chính sách, pháp luật hiện hành cần được sửa đổi, bổ sung, ban hành mới để đề xuất cấp có thẩm quyền hoặc xử lý theo thẩm quyền theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
8. Bộ Thông tin và Truyền thông:
Các cơ quan truyền thông, báo chí tăng cường tuyên truyền các giải pháp, biện pháp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương trong tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
9. Thanh tra Chính phủ:
Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ rà soát, giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, thành phố trình Ban cán sự đảng Chính phủ xem xét, trình Bộ Chính trị xin ý kiến.
Chung sức, đồng tâm, hợp lực để vượt qua khó khăn, thách thức, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững
Bộ Công an: 'Nổi lên tình trạng thuê khách sạn, chung cư cao cấp để dùng ma túy'
Kết luận điều tra bổ sung vụ Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thành An Hà Nội