Điểm đến

Chùa cổ nhất Việt Nam hình thành sớm hơn cả hai trung tâm Phật giáo nổi tiếng của Trung Quốc, từng có tòa tháp cao 9 tầng

Nhật Linh 10/11/2023 08:00

Đây là một trong những điểm du lịch tâm linh thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến hành hương, tìm hiểu về giá trị lịch sử.

Chùa Dâu còn có tên là chùa Cả, Cổ Châu tự, Diên Ứng tự, Pháp Vân tự. Chùa Dâu tọa lạc tại xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành. Chùa Dâu là công trình văn hóa tín ngưỡng có giá trị lịch sử về văn hóa hết sức lớn lao và sâu sắc, bao gồm giá trị lịch sử văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng và kiến trúc nghệ thuật.

Toàn cảnh chùa Dâu

Toàn cảnh chùa Dâu

Quá trình hình thành và tồn tại của chùa Dâu gắn bó mật thiết với lịch sử phát triển của nước ta. Cùng với một số chùa lân cận, chùa Dâu tạo nên một trung tâm Phật giáo lớn nhất của Việt Nam và khu vực. Đây là trung tâm Phật giáo được hình thành sớm hơn cả hai trung tâm Phật giáo nổi tiếng của Trung Quốc thời kỳ nhà Hán là Bành Thành và Lạc Dương. Nhiều đại sư danh tiếng thời xưa đã từng tu hành, trụ trì ở chùa Dâu như: Mâu Bác ở thế kỷ II, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương ở thế kỷ III và Thiển sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi ở thế kỷ VI.

d2

Chùa Dâu được xây dựng từ năm 187 đến năm 226. Cho đến nay, trải qua nhiều triều đại và nhiều lần được tu sửa, chùa vẫn giữ nguyên vẻ đẹp linh thiêng vốn có của nó. Vào thời nhà Trần, vua Trần Nhân Tông đã cho Mạc Đĩnh Chi xây dựng lại chùa theo mô hình tháp chín tầng, chùa năm gian. Lúc bấy giờ chùa rất nguy nga, tráng lệ. Tuy nhiên, sau khi trải qua nhiều cuộc chiến tranh chùa đã bị mai một và tổn hại khá nhiều.

Chùa Dâu còn là chùa Cả trong hệ thống chùa thờ Tứ Pháp, chùa Dâu thờ Thần Mây (Pháp Vân), chùa Thành Đạo thờ Thần Mưa (Pháp Vũ), chùa Phi Tướng thờ Thần Sấm (Pháp Lôi), và chùa Phương Quan thờ các lực lượng thiên nhiên của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước và cũng là sự biểu hiện của cả tục thờ Mẫu, một tôn giáo bản địa thuần Việt. Chùa còn thờ “Đức Thạnh Quang” – biểu tượng của thần SiVa trong Ấn Độ giáo.

Chùa gồm các hạng mục công trình: Tiền thất, tháp Hòa Phong, Tiền Đường, nhà Tả vu – Hữu vu, Tam Bảo, Hậu đường, hành lang và các công trình phụ trợ.

Được xây dựng theo mô hình “nội công ngoại quốc”, các dãy ở chùa Dâu đều được liên kết với nhau và tạo thành hình chữ nhật bao quanh khu nhà chính. Các khu bên ngoài bao quanh gồm có tiền đường, thiêu hương, thượng điện.

Nhà thượng điện được xây phía trên cao nhất, là nhà một gian ba trái với mái nhà cong, tạo khối như bông sen, được trạm trổ khéo léo hình tứ linh .Bên trong thượng điện đặt pho tượng uy nghi của bà Dâu hay chính là nữ thần Pháp Vân - chị cả của Tứ Pháp. Bên tay trái của bà Pháp Vân là tượng bà Pháp Vũ hay bà Đậu - được rước sang thờ cùng khi chùa Đậu (Bắc Ninh) bị tàn phá do Pháp sang xâm lược. Bên dưới bàn thờ bà Dâu là tượng của Kim Đồng, Ngọc Nữ và hộp đựng Thạch Quang, viên đá nằm trong thân cây dung thụ mà theo sự tích là hoá thân của con gái vị tăng sĩ Ấn Độ, Khâu Đà La và bà Man Nương. Các bức tượng được bố trí cân xứng và mang đường nét, vẻ đẹp đặc trưng của người Việt Nam.

d3

Nhắc đến nghệ thuật tượng của chùa Dâu, còn phải đến 18 pho tượng của các vị La Hán ở dọc hai dãy hành lang song song nối liền tiền thất và hậu đường được miêu tả với các tư thế, hình dáng và màu sắc sinh động mà gần gũi.

d4

Tại khu vực tiền đường, thiêu hương, thượng điện sẽ được đặt bức tượng của vị thánh thần hoặc các anh hùng nổi tiếng. Khu hậu điện đặt tượng các đức thần Phật như Quan thế âm Bồ tát, Đức ông, Tam thế và Thánh tăng. Nhìn ra lối chính giữa phía sân trước bạn sẽ thấy khu vực bái đường và tháp Hòa Phong được xây bằng những viên gạch vững chắc.

d9

Một điểm nhấn tại chùa chính là Tháp Hòa Phong có độ cao chín tầng (ngày nay chỉ còn lại ba tầng cao 17m). Lên đến tầng hai bạn sẽ thấy bảng đá được khắc chữ “Hòa Phong tháp” và một quả chuông bên trong tháp, được đúc năm 1793 và 1817.

d5
d6

Song song với sự ra đời của ngôi chùa, lễ hội chùa Dâu ở Bắc Ninh được xem là nơi có lễ hội lâu đời nhất Việt Nam. Hàng năm cứ vào ngày 8/4 âm lịch lễ hội lại được diễn ra. Đây cũng chính là ngày sinh của Thích Ca Mâu Ni phật. Lễ hội được diễn ra trong phạm vi gồm 12 làng. Lễ hội được tổ chức với mục đích chính là để cầu cho mưa thuận gió hòa và cuộc sống người dân an cư lạc nghiệp.

d7

Trải qua bao thăng trầm của thời gian, chùa Dâu vẫn là một địa danh được đông đảo du khách trong nước và nước ngoài cùng bà con kiều bào hành hương, tìm hiểu về kiến trúc nghệ thuật độc đáo cũng như tìm về nguồn cội của Phật giáo Việt Nam. Ngôi chùa được chứng nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt năm 2013.

<< Ngôi chùa được ví như một góc “Đà Lạt thu nhỏ trên miền Kinh Bắc”, chứa cả đại hồng chung hơn 200 tuổi

Tỉnh có ngôi chùa cổ nhất Việt Nam sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương nhỏ nhất, phấn đấu trở thành đô thị xanh, đáng sống

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/chua-co-nhat-viet-nam-hinh-thanh-som-hon-ca-hai-trung-tam-phat-giao-noi-tieng-cua-trung-quoc-tung-co-toa-thap-cao-9-tang-d111224.html
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Chùa cổ nhất Việt Nam hình thành sớm hơn cả hai trung tâm Phật giáo nổi tiếng của Trung Quốc, từng có tòa tháp cao 9 tầng
    POWERED BY ONECMS & INTECH