Chung cư thuộc diện phá vỡ, chủ căn hộ có được "bảo lưu" quyền sở hữu?

21-03-2023 05:05|Minh Hiếu

Bên cạnh các ý phản đối quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư trong Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), các nhà quản lý, chuyên gia cũng đưa ra nhiều lập luận ủng hộ cho quan điểm trên.

Trước đó, nội dung về sở hữu nhà chung cư, thời hạn sở hữu nhà chung cư do cơ quan chủ trì soạn thảo (Bộ Xây dựng) đưa ra 2 phương án: Phương án 1 bổ sung mới quy định về sở hữu nhà chung cư; phương án 2 không quy định về sở hữu nhà chung cư.

Dù vậy, tại tờ trình mới nhất gửi lên UBTVQH, Chính phủ đưa ra 1 phương án duy nhất - sở hữu nhà chung cư cần có thời hạn. Thời hạn sử dụng nhà chung cư được xác định theo hồ sơ thiết kế và thời gian sử dụng thực tế do cơ quan có thẩm quyền thẩm định.

Chung cư thuộc diện phá vỡ, chủ căn hộ có được

Chung cư có thời hạn do chính quyền địa phương xem xét quyết định, theo từng dự án, đặt mục tiêu của chủ đầu tư. Chủ đầu tư định xây 70 năm sẽ thiết kế 70 năm và chính quyền địa phương phê duyệt 70 năm với giá tính theo thời hạn này. Nếu thiết kế 100 năm sẽ phê duyệt theo thời gian này.

Với phương án trên, chủ sở hữu nhà chung cư thuộc diện phá dỡ sẽ được quyền tiếp tục sử dụng diện tích đất có nhà chung cư nhưng phải đóng góp kinh phí xây dựng chung cư mới. Việc đóng góp kinh phí để xây dựng lại nhà chung cư được xác định theo tỷ lệ diện tích sử dụng căn hộ sở hữu cá nhân với suất đầu tư (tại thời điểm lập phương án bồi thường).

Cùng với đó, thời hạn sở hữu nhà chung cư phải được ghi rõ trong hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư. Trường hợp nhà chung cư hết thời hạn sở hữu nhưng vẫn còn đủ điều kiện tiếp tục được sử dụng theo kết luận kiểm định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì chủ sở hữu đề nghị cơ quan cấp giấy chứng nhận gia hạn thời hạn sở hữu.

Cả nước hiện có hàng nghìn khu tập thể cũ trong đó chỉ tính riêng TP. Hà Nội đã có hơn 1.500 khu tập thể, chung cư từ 2 đến 5 tầng, được xây dựng từ năm 1960 đến những năm 1990. Nhiều khu tập thể đã và đang biến dạng, xuống cấp ở mức C, D - có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người dân. Mặc dù là vấn đề bức thiết song việc di dân cũng như công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ vẫn là bài toán khó giải.

Mặc dù phần lớn người dân đều đồng tình, ủng hộ việc xây dựng lại tòa nhà để có chỗ ở mới an toàn, khang trang hơn song nhiều cá nhân vẫn băn khoăn về hệ số bồi thường, hỗ trợ, địa điểm tạm cư,... cũng như tiến độ xây dựng công trình mới.

Bộ Xây dựng đề nghị TP.Hà Nội kiểm tra dự án chung cư tăng giá bất thường

Cận cảnh dự án căn hộ cao cấp 100 triệu USD 'đắp chiếu' bên bờ sông Hàn

Ai chịu trách nhiệm khi loạt chung cư chưa nghiệm thu đã cho dân vào ở?

Bài thuộc chủ đề Bất động sản
Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/chung-cu-thuoc-dien-pha-vo-chu-can-ho-co-duoc-bao-luu-quyen-so-huu-174401.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Chung cư thuộc diện phá vỡ, chủ căn hộ có được "bảo lưu" quyền sở hữu?
POWERED BY ONECMS & INTECH