Kết phiên giao dịch cuối tuần, Dow Jones tăng 138 điểm lên mức 34.721 điểm. Trái lại, S&P 500 và Nasdaq Composite giảm tương ứng 0,27% và 1,34%.
Dow Jones tăng 137,55 điểm lên 34.721,12 điểm; S&P 500 giảm 11,93 điểm xuống 4.488,28 điểm; Nasdaq giảm 186,3 điểm xuống 13.711 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch tại Mỹ ngày 8/4 là 10,37 tỷ cổ phiếu.
Chốt tuần, S&P 500 giảm 1,16%, Dow Jones giảm 0,28%, Nasdaq giảm 3,86%.
Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm chạm đỉnh 3 năm 2,73% giúp thúc đẩy chỉ số S&P ngân hàng tăng 1,18% sau khi chạm đáy 13 tháng phiên trước đó. Kể từ đầu năm, chỉ số này giảm 10,8%.
Từ sau khi lên đỉnh 2 tháng hồi cuối tháng 3, Phố Wall giảm bởi Fed phát tín hiệu sẽ tăng lãi suất mạnh tay, khiến các nhà đầu tư phải tái cơ cấu danh mục. Nhóm cổ phiếu giá trị nhạy cảm với kinh tế năm nay diễn biến vượt trội so với nhóm cổ phiếu tăng trưởng, chủ yếu là công nghệ - vốn phụ thuộc vào lãi suất thấp.
“Chúng ta đang bước vào một giai đoạn rất dài hạn và ý nghĩa của giá trị vượt trội tăng trưởng. Đó không chỉ đơn thuần là sự điều chỉnh theo chu kỳ mà còn là một câu chuyện kế tiếp”, David Bahnsen, giám đốc đầu tư tại Bahnsen Group, Newport Beach, bang California, nói.
Nhà đầu tư đang cân nhắc nguy cơ suy thoái kinh tế với hai kịch bản. Một là Fed có thể “hạ cánh mềm” với tăng trưởng chững lại nhưng vẫn dương, theo nhà phân tích Erika Najarian của UBS. Hoặc là một đợt suy giảm đang cận kề, châm ngòi bán tháo cổ phiếu ngân hàng bởi “giữ cổ phiếu ngân hàng trong suy thoái không vui chút nào”.
Căng thẳng Mỹ-Nga bao trùm thị trường toàn cầu
Thị trường tài chính thế giới bùng nổ, VN-Index tiếp tục điều chỉnh