Chuyển đổi số gia tăng áp lực lên bất động sản

29-12-2021 13:55|Phong Minh

Áp lực số hoá có thể sẽ khiến các doanh nghiệp địa ốc buộc phải thay đổi để bứt phá thích nghi với hoàn cảnh kinh doanh mới.

Chuyển đổi số đang từng bước thay đổi phương thức vận hành của các doanh nghiệp địa ốc, cũng như hành vi người mua bất động sản.

Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát bắt đầu từ năm 2020, các trải nghiệm giao dịch bất động sản đã dần chuyển sang số hóa. Nhu cầu dịch chuyển từ phương thức kinh doanh truyền thống sang mô hình số hoá ngàng càng tăng cao do tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp.

Tuy nhiên, việc triển khai giao dịch số hóa bất động sản cũng gặp nhiều khó khăn. Bởi, đặc thù của giao dịch ngành bất động sản thường diễn ra theo phương thức truyền thống, vì mặt hàng có giá trị lớn, cần sự cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ra quyết định. Bên cạnh đó là yêu cầu khắt khe về mặt pháp lý, giấy tờ, thủ tục.

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 6 tháng đầu năm 2021, kinh doanh bất động sản là lĩnh vực có mức đăng ký thành lập mới tăng mạnh (tăng 44,8%), buộc doanh nghiệp bất động sản cũng phải thay đổi cơ cấu vận hành để đáp ứng kịp thời nhu cầu gia tăng mạnh mẽ của thị trường. Bối cảnh dịch bệnh, giãn cách cũng đặt ra nhu cầu xây dựng tính minh bạch trong quy trình dịch vụ, rút ngắn thủ tục, tối ưu chi phí quản lý và vận hành... để đáp ứng trải nghiệm trực tuyến của người dùng.

Nhu cầu ngành bất động sản tăng cao và ngày càng đa dạng, đòi hỏi doanh nghiệp bất động sản phải chú trọng đầu tư vào công nghệ để thời gian thay đổi là ngắn nhất, quy mô thay đổi là toàn diện nhất, từ đó tạo ra giá trị tốt nhất cho cả doanh nghiệp bất động sản và người mua.

Thời gian qua, ngành bất động sản và xây dựng tại Việt Nam đã có bước chuyển đổi số nhưng còn tương đối chậm so với các ngành khác.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, ứng dụng công nghệ hay chuyển đổi số vào ngành bất động sản tại Việt Nam còn khá mông lung. Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay chỉ thực hiện được một phần nhỏ trong quá trình chuyển đổi số, mức độ áp dụng công nghệ chỉ ở mức 37%. Thậm chí có một vài doanh nghiệp còn bỏ cuộc do chuyển đổi số thất bại nhiều lần.

Các lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản đều nhận thấy rõ vị thế quan trọng của chuyển đổi số cũng như giá trị mà chuyển đổi số mang lại, nhưng mức độ triển khai chuyển đổi số thấp hoặc có triển khai nhưng thất bại nhiều lần.

Lý giải về vấn đề trên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng có 2 nguyên nhân chính.

Thứ nhất, vì quá trình chuyển đổi số còn gặp nhiều rào cản, thách thức từ đặc thù ngành. Trong đó, việc phải thay đổi cả mô hình kinh doanh và quản trị khiến nhiều doanh nghiệp còn e ngại trong việc đầu tư vào công nghệ số.

Thứ hai là việc tìm kiếm một đối tác chiến lược triển khai chuyển đổi số lành nghề, thiện chiến phù hợp, đủ am hiểu về đặc thù ngành, sẵn sàng về mặt công nghệ để quy trình chuyển đổi số "thần tốc", toàn diện nhất với kinh phí hiệu quả.

Áp lực số hoá có thể sẽ khiến các doanh nghiệp buộc phải thay đổi để bứt phá thích nghi với hoàn cảnh kinh doanh mới.

Theo các chuyên gia tài chính, đầu tư phát triển bất động sản - xây dựng được xem là nhóm ngành phức tạp với nhiều quy trình vận hành quản lý; các hạng mục xây dựng chi tiết, hợp đồng liên quan, dòng tiền, chi phí, thời gian thi công, bán hàng và kinh doanh... Do đó, việc áp dụng công nghệ tốt nhất phải toàn diện và quy mô từ khâu xây dựng, hạ tầng, cho đến khâu tiếp thị, bán hàng cho đến vận hành hệ thống.

Áp dụng công nghệ số vào hoạt động quản lý và kinh doanh hiệu quả trở thành chiến lược tiên quyết của nhiều doanh nghiệp với hệ sinh thái ổn định và tiềm lực tài chính lớn.

Nhiều nhà đầu tư bất động sản 'sập' bẫy lừa mới của 'nữ quái'

Thời hoàng kim của đất nền khép lại, lộ diện kênh đầu tư 'vua' trong giai đoạn mới

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/chuyen-doi-so-gia-tang-ap-luc-len-bat-dong-san-121134.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Chuyển đổi số gia tăng áp lực lên bất động sản
    POWERED BY ONECMS & INTECH