Chuyên gia BIDV: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng chậm lại

20-04-2023 19:55|Nhã Kỳ

Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng chậm lại (5,5 – 6%) với lạm phát có thể sẽ cao hơn năm 2022 (4-4,5%).

Sáng ngày 20/04/2023, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) (chủ trì là Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đồng tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo “Thị trường tài chính Việt Nam 2022 và triển vọng 2023” tại Khách sạn Melia, Hà Nội.

Nêu tóm tắt nội dung báo cáo, Tiến sĩ Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu nhận định, thị trường tài chính Việt Nam vẫn trong giai đoạn phát triển, dễ chịu tác động bởi các yếu tố bên ngoài.

Năm 2022, hệ quả từ các gói kích thích kinh tế trước đó và xung đột tại Ukraine, lạm phát toàn cầu tăng nhanh, khiến NHTW các nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt bằng cách tăng nhanh lãi suất, khiến tỷ giá biến động, rủi ro tài chính – tiền tệ toàn cầu gia tăng.

Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó, khi mà NHNN phải nâng lãi suất điều hành, can thiệp thị trường ngoại hối, thực hiện nghiệp vụ thị trường mở,…v.v. để giảm áp lực tỷ giá và kiểm soát lạm phát.

Cộng hưởng với các vụ việc vi phạm trên thị trường chứng khoán (TTCK), thị trường tài chính Việt Nam đối diện với vấn đề thanh khoản eo hẹp hơn, lãi suất tăng, tiếp cận vốn khó khăn hơn (nhất là qua kênh phát hành trái phiếu doanh nghiệp).

Rủi ro liên thông giữa thị trường tiền tệ - vốn và bất động sản trở lên rõ nét hơn, khi vi phạm của một số doanh nghiệp bất động sản trên TTCK khiến thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp suy giảm, rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng gia tăng…v.v.

Tuy nhiên, với kinh nghiệm điều hành, chính sách linh hoạt và phối hợp đồng bộ, thị trường tài chính Việt Nam đã cơ bản ổn định trở lại, góp phần tăng khả năng cung ứng vốn, đầu tư và phân bổ vốn cho nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô.

Thu ngân sách Nhà nước quý 1/2023 đảm bảo các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, thanh toán các khoản nợ đến hạn cũng như chi trả kịp thời cho các đối tượng theo quy định.

Sang năm 2023, trước bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái nhẹ, tăng trưởng chậm lại với giá cả, lạm phát đã dịu đi, tỷ giá ổn định hơn và lãi suất chững lại, nhưng còn ở mức cao, thị trường tài chính, ngân hàng có nhiều rủi ro tiềm ẩn, nhất là sau sự cố sụp đổ của một số ngân hàng Mỹ và Thụy Sỹ, dù đã được khoanh vùng xử lý.

Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng chậm lại (5,5 – 6%) với lạm phát có thể sẽ cao hơn năm 2022 (4-4,5%).

Trong bối cảnh đó, chính sách tiền tệ của NHNN đã và đang chủ động, linh hoạch, thích ứng, ưu tiên hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, hạ dần lãi suất nhưng không chủ quan với lạm phát.

Chính sách tài khóa mở rộng, có trọng tâm, trọng điểm với việc thúc đẩy giải ngân đầu tư công, tiếp tục một số chính sách giãn, hoãn, giảm thuế, phí nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, kích thích tăng trưởng.

"Các điều chỉnh chính sách như việc Chính phủ ban hành Nghị định 08/2023/NĐ-CP về phát hành TPDN riêng lẻ, Nghị quyết 33/2023/NQ-CP về phát triển thị trường BĐS, Nghị định 10/2023/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số nghị định hướng dẫn Luật đất đai, Đề án phát triển nhà ở xã hội…được kỳ vọng ổn định và lành mạnh hóa thị trường chứng khoán, BĐS nhưng cần theo dõi sát sao và phản ứng chính sách kịp thời vì rủi ro tài chính – ngân hàng toàn cầu gia tăng cũng như những tồn tại trên thị trường tài chính, BĐS cần thời gian để khắc phục.

LienVietPostBank (LPB) báo lãi quý 1/2023 giật lùi 13%, tỷ lệ nợ xấu giảm nhẹ về 1,45%

ĐHCĐ Bảo hiểm MIC: Lãi 86 tỷ trong quý 1/2023, phát hành gần 37 triệu cổ phiếu tăng vốn điều lệ

VietCapitalBank giảm lãi suất ở kỳ hạn dài nhưng tăng mạnh cho kỳ hạn ngắn

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/chuyen-gia-bidv-kinh-te-viet-nam-du-bao-tang-truong-cham-lai-179619.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Chuyên gia BIDV: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng chậm lại
POWERED BY ONECMS & INTECH