Chuyên gia: Cần làm nổi bật tính tự chủ, cho phép ngân hàng tự xóa nợ

18-05-2023 17:00|Minh Anh

TS. Lê Xuân Nghĩa đề xuất, cho phép ngân hàng tự xóa nợ thay vì phải xin ý kiến NHNN và Chính phủ vì đây là việc bình thường của các ngân hàng nếu họ có đủ khả năng.

Tại Hội thảo "Vấn đề xử lý nợ xấu trong Luật Các tổ chức Tín dụng (sửa đổi)", TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia cho hay cần làm nổi bật tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các ngân hàng thương mại (NHTM) như cho phép họ tự xoá nợ.

Ông cho biết hiện nay xoá nợ phải xin ý kiến Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Chính phủ trong khi đây là việc bình thường của các ngân hàng nếu họ có đủ khả năng.

“Xoá nợ là cần thiết để làm sạch bảng cân đối tài sản. Tôi đồng ý với đề xuất của IFC về thị trường nợ, cần có quy định về phát triển thị trường nợ, NHTM là người chơi có tính chất khởi động nhưng phải có tính cầu thị. Các nước, bán nợ xấu chỉ được vài ba chục % giá trị sổ sách”, ông Nghĩa phát biểu.

Chuyên gia: Cần làm nổi bật tính tự chủ, cho phép ngân hàng tự xóa nợ
TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia. (Ảnh: Nhà Đầu tư).

Bên cạnh đó, ông Nghĩa cũng chỉ ra rằng các NHTM ở ta thì đòi cả gốc và lãi trong hạn nên thị trường không phát triển được. Do đó ông đề nghị quy định tăng quyền tự chủ của NHTM, tăng khả năng dùng biện pháp để tiếp cận thị trường mua bán nợ.

“Nhiều trường hợp, bố mẹ ký tài sản đảm bảo nhưng con cái không ký. Khi thu giữ tài sản, luật sư bảo chia tài sản thành 6 phần, 2 phần cho bố mẹ thì NHTM chỉ có thể ra về. Cần có quy định chủ hộ bao phủ cả con cái. Hay chuyện chữ ký giả. Con bịa chữ ký mẹ, lúc tới đòi phát hiện ra, hợp đồng tín dụng vô hiệu, ngân hàng mất trắng khoản nợ”, ông Nghĩa nêu ý kiến.

Ngoài ra, ông đề nghị thu giữ tài sản đảm bảo không cần có sự đồng thuận của chủ tài sản đảm bảo nhưng ngân hàng phải thông báo cho chủ tài sản biết..

Luật nên có quy định rõ ràng, giao NHTM tự chủ trong thu giữ, phát mại tài sản bảo đảm. Khi phát mại tài sản bảo đảm cũng không cần có đồng thuận của chủ tài sản nhưng phải thông báo cho họ biết.

Bên cạnh đó, ông chỉ ra hiện nay cũng đang có bức xúc là nhiều tài sản đảm bảo của SCB đang nằm trong tay cơ quan công an, không thể mang ra bán được để giải quyết thanh khoản, trong khi Chính phủ phải bơm tiền vào để xử lý. SCB có thể không phải trường hợp cuối cùng nên phải có quy định về tài sản bảo đảm liên quan tới các vụ án xử lý như thế nào.

Cần cân nhắc lại cách tiếp cận xây dựng quy định xử lý nợ xấu

Tại hội thảo, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh cũng cùng ý kiến với IFC khi cho rằng cần cân nhắc lại cách tiếp cận xây dựng quy định xử lý nợ cấu, bởi vướng quá nhiều luật và các bên liên quan. Để thực sự phá triển thị trường nợ xấu thì cũng có nhiều bên liên quan, công cụ xử lý đa dạng và còn phát triển nên sẽ có sự chồng chéo luật và công cụ.

Chuyên gia: Cần làm nổi bật tính tự chủ, cho phép ngân hàng tự xóa nợ
TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh (Ảnh: Nhà đầu tư).

Do đó, ông đưa ra 2 cách xử lý cho việc này. Một là cân nhắc xây dựng bộ luật riêng, hai là khi tình hình nợ xấu đang căng thẳng thì trong khi chờ xây dựng bộ luật ấy thì cần có nghị quyết mới để xử lý vấn đề trước mắt.

“Tôi thiên về phương án 2, tức là ban hành nghị quyết. Có một nghiên cứu cho biết chất lượng hoạt động của hệ thống tài chính, xử lý nợ xấu của Việt Nam có 3 vấn đề lớn nhất gồm cải tổ hệ thống tài chính; người cho vay ở Việt Nam quá thiếu quyền tài sản trong giao dịch, sau giao dịch và khi xử lý nợ xấu; khái niệm quyền tài sản bao quát hơn quyền sở hữu, tức là phải đi từ quan niệm căn cơ”, ông Thành đánh giá.

Ngoài ra, chuyên gia cũng cho rằng cần làm rõ tính cụ thể của quyền thu giữ tài sản, có thể là cổ phiếu, trường học, có nên phân loại các tài sản đảm bảo này để gắn với quyền thu giữ của tổ chức tín dụng không. Như vậy, bản chất ở đây là nợ xấu vẫn là tài sản, tài sản phải được đưa vào nếu không sẽ lãng phí.

"Soi" tỷ lệ nợ xấu quý 1/2023 của các ngân hàng Việt

Nợ xấu trái phiếu, bất động sản sẽ “truyền dẫn” sang hệ thống ngân hàng?

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/chuyen-gia-can-lam-noi-bat-tinh-tu-chu-cho-phep-ngan-hang-tu-xoa-no-183758.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Chuyên gia: Cần làm nổi bật tính tự chủ, cho phép ngân hàng tự xóa nợ
POWERED BY ONECMS & INTECH