Vĩ mô

CIEM: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể đạt gần 7%

Khúc Văn 09/07/2024 - 20:01

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) dự báo, có 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2024. Trong đó, ở kịch bản 1, tăng trưởng GDP sẽ đạt ở mức 6,55%. Một kịch bản tích cực hơn là GDP cả năm đạt 6,95%.

Tại hội thảo 'Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm và triển vọng cả năm 2024: Động lực mới cho tăng trưởng có chất lượng', ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban Nghiên cứu tổng hợp của CIEM đã đưa ra hai kịch bản cập nhật dự báo kinh tế vĩ mô trong năm 2024.

Theo đó, trong kịch bản 1, tăng trưởng GDP dự báo đạt 6,55% trong năm 2024. Xuất khẩu cả năm 2024 tăng 9,54% so với năm 2023. Chỉ số CPI bình quân cả năm 2024 tăng 4,31% so với năm 2023. Cán cân thương mại giữ được thặng dư ở mức 5,7 tỷ USD.

Dù mục tiêu doanh thu giảm trong năm 2024, Seadanang lạc quan hướng đến mức lợi nhuận tăng trưởng hơn 1.200% so với năm 2023
CIEM: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể đạt gần 7%.

Kịch bản 2, tích cực hơn, dự báo tăng trưởng GDP ở mức 6,95% trong năm 2024. Xuất khẩu cả năm 2024 tăng 11,64% so với năm 2023. Chỉ số CPI bình quân cả năm 2024 tăng 4,12% so với năm 2023. Cán cân thương mại đạt thặng dư ở mức 7,3 tỷ USD.

Ông Nguyễn Anh Dương cho rằng kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng tương đối tích cực so với các nước trong khu vực. Tăng trưởng GDP thực tế đã vượt so với tiềm năng trong 4 quý liên tiếp; phục hồi tăng trưởng kinh tế diễn ra ở cả 3 nhóm ngành; thu hút FDI tiếp tục là điểm sáng.

Theo đó, kịch bản 1 giả thiết các yếu tố kinh tế thế giới tiếp tục duy trì phù hợp với đánh giá của các tổ chức quốc tế, và Việt Nam duy trì nỗ lực chính sách tương tự như đề ra trong nửa đầu năm 2024.

Với kịch bản 2, ông Nguyễn Anh Dương nêu rõ, giả thiết bối cảnh kinh tế thế giới có một số chuyển biến tích cực hơn, tăng trưởng phục hồi nhanh; nhà đầu tư gia tăng đầu tư vào các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam; chuỗi cung ứng phục hồi; đầu tư cho chuyển đổi số và chuyển đổi xanh có chuyển biến tích cực.

Kịch bản này cũng giả thiết Việt Nam thực hiện hiệu quả các giải pháp cải cách và điều hành, qua đó giúp đạt kết quả tối đa về giải ngân/hấp thụ đầu tư công và tín dụng (kể cả chất lượng tín dụng), tăng năng suất lao động, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

>>Tỉnh giàu miền Bắc vững 'phong độ', lọt top đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng GRDP

Chính phủ đề xuất chuyển tiếp cơ chế đặc thù tại 5 thành phố lớn sau sáp nhập

Khi hai tỉnh từng thuộc phủ Gia Định xưa ‘về chung một nhà’, Việt Nam sẽ có thêm một cực tăng trưởng mới ở phía Nam

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/ciem-tang-truong-kinh-te-viet-nam-co-the-dat-gan-7-241555.html
Bài liên quan
  • Kinh tế Nga phát tín hiệu cảnh báo: Tăng trưởng lao dốc, lạm phát vượt tầm kiểm soát?
    Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy đà hồi phục mạnh mẽ trong giai đoạn 2023–2024 đang suy yếu.
  • Thủ tướng: Phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu
    Để triển khai Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân, Thủ tướng cho biết mới đây đã chỉ đạo và Bộ Nội vụ sẽ phát động phong trào "toàn dân thi đua làm giàu".
  • TRỰC TIẾP: Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66 và Nghị quyết số 68 của Bộ Chính trị
    Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW, ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW, ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân do Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức diễn ra vào sáng nay, 18/5.
  • Thủ tướng: Cương quyết cắt bỏ các thủ tục rườm rà, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp
    Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số phải gắn với đơn giản hóa và cương quyết cắt bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, phiền hà, bỏ cơ chế xin cho, giảm thời gian, chi phí, tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp; lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, động lực, nguồn lực phát triển đẩy mạnh hợp tác công tư để huy động nguồn lực; người đứng đầu phải sát việc, quyết liệt, trăn trở với công việc, lãnh đạo chỉ đạo, điều hành và triển khai phải thần tốc, táo bạo, hiệu quả hơn nữa, tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý những vướng mắc, những vấn đề phát sinh.
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    CIEM: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể đạt gần 7%
    POWERED BY ONECMS & INTECH