Sau 5 tháng, vốn hóa của Vietnam Airlines (HVN) đã tăng gần 38.800 tỷ đồng.
Hai tháng trở lại đây, nhắc đến trường hợp cổ phiếu tăng giá mạnh, thị trường chứng khoán ngay lập tức gọi tên hàng chục mã chứng khoán trong đó có 4 cổ phiếu họ Viettel, bộ 3 cổ phiếu nhà An Phát, bộ đôi cổ phiếu nhà Hoàng Huy, bộ 3 cổ phiếu họ APEC cùng loạt mã riêng lẻ như LPB, VOS, VGS...
Cổ phiếu VOS đã tăng 76% sau hơn 1 tháng |
Ở tiêu chí cổ phiếu được giao dịch nhiều, trường hợp tăng giá mạnh nhất gọi tên API của CTCP Đầu tư châu Á - Thái Bình Dương (doanh nghiệp thành viên APEC Group) với mức tăng 230% tính từ phiên 18/4 tới nay.
Trong khoảng thời gian này, cổ phiếu API chủ yếu tăng kịch trần với động lực tinh thần đến từ sự xuất hiện của cựu thành viên HĐQT Nguyễn Đỗ Lăng tại ĐHCĐ hồi đầu tháng 5.
Cổ phiếu API có nhịp tăng mạnh nhất 30 tháng - thời điểm trước khi bị thao túng giá (giai đoạn 7-11/2021) |
Trong khi sự chú ý đổ dồn về nhóm cổ phiếu mid/smallcap, một cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn đang không ngừng tăng giá. Đó là trường hợp của cổ phiếu Vietnam Airlines (HVN).
Một tháng gần nhất, HVN tăng 63% lên mức 28.x đồng. Rộng hơn, diễn biến tăng giá đã được duy trì suốt 5 tháng qua, kéo thị giá tăng tới 165%. Đây cũng là nhịp vận động giá tích cực nhất của cổ phiếu hãng bay quốc gia kể từ giai đoạn tháng 9/2018-1/2019. Sau 5 tháng, vốn hóa doanh nghiệp tăng gần 38.800 tỷ đồng lên mức 62.900 tỷ.
Trong nhịp bứt tốc từ cuối tháng 3 tới nay, cổ phiếu Vietnam Airlines chứng kiến thanh khoản tăng đột biến hàng triệu đơn vị/phiên (sôi động nhất kể từ khi niêm yết). Vị thế giao dịch của các dòng tiền lớn chiếm chủ đạo.
Cổ phiếu HVN có nhịp tăng mạnh nhất sau gần 6 năm |
Yếu tố tích cực hỗ trợ đà tăng giá đến từ sự cải thiện ở hoạt động kinh doanh. Sau khoản lỗ khủng gần 13.300 tỷ đồng năm 2021, Vietnam Airlines dần thu hẹp khoản lỗ trong 2 năm gần nhất.
Tại báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán 2023, hãng hàng không ghi nhận tin vui kinh doanh khi đạt 92.231 tỷ đồng doanh thu - tăng hơn 21.400 tỷ (+30%) so với năm 2022. Đây là mức doanh thu cao thứ 3 trong lịch sử hoạt động - chỉ thấp hơn giai đoạn 2018-2019 khi dịch COVID-19 xuất hiện. Tương tự, lợi nhuận gộp của Vietnam Airlines ở mức 3.885 tỷ đồng - đánh dấu lần đầu tiên sau 4 năm có lãi gộp trong cả năm tài chính.
Bước sang quý I/2024, hãng bay thậm chí bất ngờ báo lãi sau thuế hơn 4.440 tỷ đồng trong đó có khoản xóa nợ cho công ty con Pacific Airlines.
Ngoài những yếu tố trên, giới phân tích cho rằng, một trong những động lực thúc đẩy đà tăng của cổ phiếu HVN thời gian gần đây có thể đến từ câu chuyện tái cơ cấu.
>> Vietnam Airlines (HVN): Cổ phiếu 'chạy' trước đề án tái cơ cấu, dòng tiền cá mập 'đánh trận đầu'
Đi lên bằng thực lực, 4 cổ phiếu họ Viettel cùng nhau vượt đỉnh
Cổ phiếu tăng 'phi mã', vốn hóa Viettel Global (VGI) vượt BIDV trở thành top 2 sàn chứng khoán