Xã hội

Công trình 'Bảo An binh' còn sót lại từ Cách mạng tháng Tám nằm giữa hai tòa nhà liên quan đến Bộ Công an

Đại Dương 07/07/2024 12:15

Công trình này đã góp phần quảng bá văn hóa du lịch, tôn vinh ý thức giữ gìn, bảo vệ những giá trị văn hóa lịch sử.

Tọa lạc trên phố Hàng Bài (Hoàn Kiếm, Hà Nội) – một tuyến phố thương mại sôi động nằm ở trung tâm thủ đô, cổng trại Bảo An binh là một công trình kiến trúc mang dáng dấp của một cánh cổng tam quan cổ kính khiến ai đi qua cũng phải chú ý.

Cổng trại Bảo An binh nằm ngay giữa Nhà hát Hồ Gươm hiện đại và tòa nhà thuộc Bộ Công an. Ảnh: Internet

Cổng trại Bảo An binh nằm ngay giữa Nhà hát Hồ Gươm hiện đại và tòa nhà thuộc Bộ Công an. Ảnh: Internet

Theo đó, trại Bảo An binh được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX, nhiều tài liệu lịch sử ghi chép rằng công trình này được thiết kế bởi vị kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp – Henri Vidieu. Cổng trại Bảo An binh là một trong những dấu tích hiếm hoi còn lại gắn liền với sự kiện lịch sử Cách mạng tháng Tám, bên cạnh những điểm đến khác như Quảng trường Cách mạng tháng Tám, nhà số 101 Trần Hưng Đạo nay là Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam,...

Kiến trúc cổng tam quan được giữ nguyên trạng, cùng với dòng tên “Garde Indigene”. Ảnh: Khánh An

Kiến trúc cổng tam quan được giữ nguyên trạng, cùng với dòng tên “Garde Indigene”. Ảnh: Khánh An

Tuy nhiên, hiện nay, công trình này chỉ còn lại một chiếc cổng cổ với quy mô nhỏ hẹp, giống hệt như tam quan chùa bản địa với các đường nét đậm chất Á Đông. Trên chiếc cổng còn có dòng chữ màu đỏ nổi bật "Garde Indigenne".

Cổng trại Bảo An binh đã trở thành chứng nhân cho một sự kiện quan trọng nhất của lịch sử hiện đại. Ảnh: Internet

Cổng trại Bảo An binh đã trở thành chứng nhân cho một sự kiện quan trọng nhất của lịch sử hiện đại. Ảnh: Internet

Theo thời gian, cổng trại Bảo An binh cũng đã bị xuống cấp nghiêm trọng trong khi lại nằm ở vị trí đắc địa tại trung tâm thủ đô và được bao bọc xung quanh bởi những công trình kiến trúc hiện đại. Do đó, vào tháng 4/2023, Bộ Công an và UBND thành phố Hà Nội đã tiến hành tổ chức tham vấn ý kiến giới chuyên gia để tìm phương án tu bổ lại công trình này.

“Những di tích có liên quan tới ngày 19-8-1945 tại Hà Nội gần như không còn nhiều. Trong những lần tiếp xúc với các cán bộ lão thành từng tham gia sự kiện này, tôi đều được nghe tâm nguyện của họ về việc cần gìn giữ, bảo tồn cổng trại Bảo An binh. Việc cổng trại Bảo An binh được quyết định trùng tu và bảo tồn gắn với công trình Nhà hát Hồ Gươm cho thấy rõ ý thức, trách nhiệm của những người làm quản lý trước một công trình tuy không lớn nhưng có giá trị lịch sử rất cao. Đó là minh chứng về việc chúng ta không chỉ tập trung xây dựng những công trình mới mà còn quan tâm bảo vệ những giá trị truyền thống và lịch sử”, nhà sử học Dương Trung Quốc bày tỏ với Báo Quân đội nhân dân.

Phần mái trên cùng của cổng cong vút, phía dưới là tầng mái thứ hai với bốn hình tượng rồng được ốp sứ. Ảnh: Báo Dân Trí

Phần mái trên cùng của cổng cong vút, phía dưới là tầng mái thứ hai với bốn hình tượng rồng được ốp sứ. Ảnh: Báo Dân Trí

Sau khi thống nhất được phương án, các đơn vị đã trùng tu cổng trại Bảo An binh, phục hồi sao cho giống nhất với hiện trạng cổng năm 1945. Được biết, các thợ thủ công lành nghề, giàu kinh nghiệm đến từ các làng nghề truyền thống của vùng Đồng bằng Bắc Bộ đã được mời đến để tham gia vào quá trình tu bổ công trình này. Chiếc cổng được tôn tạo tỉ mỉ với kỹ thuật thủ công cũng như sử dụng những vật liệu truyền thống. Toàn bộ phần cổng trại Bảo An binh cũng được phủ sơn lại nhưng vẫn lưu giữ được màu sắc xưa cũ.

Cổng trại Bảo An binh bên cạnh Nhà hát Hồ Gươm. Ảnh: Báo Dân Trí

Cổng trại Bảo An binh bên cạnh Nhà hát Hồ Gươm. Ảnh: Báo Dân Trí

Nằm ngay giữa Nhà hát Hồ Gươm hiện đại (do Bộ Công an và UBND thành phố Hà Nội đầu tư xây dựng) và tòa nhà thuộc Bộ Công an cũng như cận kề những công trình văn hóa khác ngay khu vực trung tâm thủ đô, cổng trại sau khi trải qua quá trình tu bổ đã góp phần tạo nên quần thể văn hóa, di tích, kiến trúc giàu bản sắc quanh hồ Hoàn Kiếm. Công trình này cũng đã góp phần quảng bá văn hóa du lịch, tôn vinh ý thức giữ gìn cũng như bảo vệ những giá trị văn hóa lịch sử.

>> Công trình hiện đại 5.000m2 ở Việt Nam do Bộ Công an tham gia xây dựng, lọt top 'tuyệt vời nhất thế giới'

Những công trình mang ánh sáng bị lãng quên trên 'dòng sông bóng tối' chảy ngược từ Việt Nam sang Campuchia

Siêu công trình xuyên biển của Trung Quốc được thông xe: Kết nối 3 thành phố, giữ 10 kỷ lục thế giới ‘dài nhất, rộng nhất, lớn nhất’

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/cong-trinh-bao-an-binh-con-sot-lai-tu-cach-mang-thang-tam-nam-giua-hai-toa-nha-lien-quan-den-bo-cong-an-d127018.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Công trình 'Bảo An binh' còn sót lại từ Cách mạng tháng Tám nằm giữa hai tòa nhà liên quan đến Bộ Công an
    POWERED BY ONECMS & INTECH