Cuộc đời kỳ lạ của ái nữ gia tộc giàu thứ 2 Hàn Quốc: Tình nguyện nhập ngũ, từng làm bồi bàn, gia sư thay vì sống trong nhung lụa
Nhưng ngay từ nhỏ, Choi Min Jung đã có những lựa chọn khác biệt. Cấp 3, cô theo học 1 trường công lập bình thường thay vì trường quốc tế.
Cuộc đời kỳ lạ của ái nữ gia tộc giàu thứ 2 Hàn Quốc: Tình nguyện nhập ngũ, từng làm bồi bàn, gia sư thay vì sống trong nhung lụa |
Nhắc đến kinh tế Hàn Quốc, không thể không thể nói về Chaebol – thuật ngữ dùng để chỉ những tập đoàn gia đình khổng lồ có sức mạnh rất lớn, chi phối nền kinh tế, chính trị cũng như xã hội tại xứ sở kim chi. Họ cũng nổi tiếng với lối sống vô cùng xa hoa, đặc biệt là những cậu ấm cô chiêu con nhà tài phiệt với cuộc đời sinh ra đã ở vạch đích.
Tuy nhiên, có 1 nhân vật đặc biệt khác hẳn với những rich kid khác: ái nữ Choi Min Jung, con gái thứ hai của Chủ tịch Choi Tae Won, nhà sáng lập đoàn SK Group. Cuộc đời của “công chúa SK” có rất nhiều điều khác biệt dù xuất thân từ gia đình danh giá, có bố là Chủ tịch tập đoàn lớn thứ 2 Hàn Quốc và ông ngoại là Cựu Tổng thống.
Choi Min Jung sinh năm 1991, là con gái thứ hai của Chủ tịch SK – tập đoàn hiện chỉ đứng sau Samsung ở Hàn Quốc.
Thông thường, ái nữ của các tập đoàn lớn sẽ có 1 cuộc đời màu hồng được sắp đặt sẵn: học trường quốc tế từ bé, sau đó đi du học, về thừa kế gia đình, kết hôn với cậu ấm của 1 gia tộc khác và trở thành tỷ phú thế hệ kế tiếp.
Nhưng ngay từ nhỏ, Choi Min Jung đã có những lựa chọn khác biệt. Cấp 3, cô theo học 1 trường công lập bình thường thay vì trường quốc tế. Thời sinh viên, cô từng có nhiều năm đi làm bồi bàn, gia sư. Trong suốt thời gian đi học, cô trải qua cuộc sống hết sức bình thường, gần như không ai biết về gia thế khủng của cô. Trong khi đó, chị gái và em trai đều du học tại các trường thuộc nhóm Ivy League của Mỹ.
Sau khi tốt nghiệp, ái nữ nhà SK cũng muốn tự lập về kinh tế thay vì phụ thuộc vào người cha giàu nhất nhì Hàn Quốc. Năm 2014, cô có 1 quyết định gây chấn động khi trở thành con gái đầu tiên của 1 chaebol tình nguyện nhập ngũ, trở thành thiếu sinh hải quân. Là phụ nữ, cô không có nghĩa vụ phải nhập ngũ trong khi nhiều cậu ấm của các gia đình trâm anh thế phiệt còn trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Vì thế sự kiện này đã khiến nhiều người thán phục.
Không những thế, cô đã thực sự đi tác chiến khi được điều động đến Vịnh Aden vào tháng 6 năm 2015 với tư cách là thành viên thủy thủ đoàn của tàu khu trục để chống cướp biển ngoài khơi bờ biển giữa Yemen và Somalia. Tháng 11 năm 2017, Choi được giải ngũ với cấp bậc trung úy Hải quân.
Sau khi xuất ngũ, năm 2018 cô gia nhập Hongi Investment và làm việc trong đội ngũ phụ trách M&A toàn cầu. Hongi là một quỹ đầu tư của Trung Quốc rót vốn vào rất nhiều lĩnh vực trong đó có năng lượng và IT. Cô từng học cấp 2 và cấp 3 tại hệ thống trường công lập trọng điểm trực thuộc ĐH Nhân dân Trung Quốc, sau đó học chuyên ngành M&A và phân tích đầu tư tại ĐH Kinh doanh Bắc Kinh. Trước khi nhập ngũ, Choi cũng từng làm việc cho một số ngân hàng đầu tư và quỹ đầu tư mạo hiểm quốc tế.
Đến năm 2019, Choi Min Jung mới trở về công ty của gia đình, vào làm việc cho SK Hynix – nhà sản xuất chip lớn thứ 3 thế giới. Sau đó cô gia nhập SK Hynix INTRA ở Washington, Mỹ. Cùng năm đó, cô cũng là nhà nghiên cứu thỉnh giảng tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), một trong những viện nghiên cứu hàng đầu ở Mỹ.
Tháng 6 năm ngoái, Choi đã xin nghỉ phép ở SK Hynix và nhận làm cố vấn cho công ty khởi nghiệp y học từ xa Done của Mỹ. Được biết, Choi Min Jung bén duyên với Done vào năm 2020 qua sự giới thiệu của một người quen. Cô đã đóng vai trò là “người xây dựng công ty” trong những ngày đầu thành lập dưới tư cách cố vấn quản lý.
Dù là một tiểu thư sinh ra đã ngậm thìa vàng, không phải lo nghĩ nhiều về đường đi nước bước của cuộc đời, dễ dàng hưởng thụ những thứ xa xỉ nhất, nhưng Choi Min Jung đã chọn dấn thân vào các thử thách, trải nghiệm và có lẽ cô cũng tự hào về điều đó.
Hiện tại, chị gái và em trai của Choi Min Jung vẫn đang làm việc cho hai công ty con của Tập đoàn gia đình là SK Biopharm và SK E&S. Được biết, SK Group bao gồm 95 công ty con, có hơn 70,000 nhân viên làm việc từ 113 văn phòng trên toàn thế giới.
Hai công ty chủ chốt trong sự phát triển của Tập đoàn SK đó là SK Innovation (được định giá 15 nghìn tỷ won) và SK Telecom (được định giá 20 nghìn tỷ won). SK Hynix đã trở thành công ty lớn nhất trong tập đoàn sau khi được công ty SK Telecom mua lại vào năm 2012. Còn SK Networks, công ty mẹ được định giá khoảng 1,5 nghìn tỷ won.
Người giàu nhất lịch sử nhân loại: Một lần tiêu hết 12 tấn vàng, sở hữu tới 415 tỷ USD
Trước thềm vụ sáp nhập kỷ lục hơn 72 tỷ USD, ông lớn Hàn Quốc đồng loạt thay 3 lãnh đạo
Chaebol lớn thứ 3 Hàn Quốc vừa chi 300 triệu USD mua lại doanh nghiệp bán dẫn tại Vĩnh Phúc