Chu kỳ tăng lãi suất hiện nay có thể gần chạm đỉnh đang thúc đẩy lãi suất lên mức đỉnh.
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng trung ương Anh (BoE) hiện vẫn đang trong chu kỳ tăng lãi suất.
Fed cho biết sắp sửa tạm dừng tăng lãi suất, ECB cho biết sẽ không đưa ra hướng dẫn nữa và thay vào đó sẽ quyết định tại từng cuộc họp, trong khi BoE dự kiến lạm phát sẽ hạ nhiệt nhanh hơn dự đoán trước đây.
Đối với Fed, các thị trường nhận thấy xác suất 50% Fed sẽ chỉ tăng lãi suất thêm một lần nữa vào tháng 5, sau khi định giá toàn bộ mức tăng kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng. Tại ECB, các thị trường dự báo ECB sẽ tăng lãi suất 50 điểm cơ bản nữa trong khi BoE có thể chỉ còn một lần tăng 25 điểm cơ bản nữa vào tháng 5 hoặc tháng 6.
Chiến lược gia Michael Gapen tại Bank of America cho biết: "Nền kinh tế Mỹ có thể thấy các tiêu chuẩn cho vay chặt chẽ hơn so với những gì có thể được giải thích bởi các nguyên tắc cơ bản của kinh tế vĩ mô. Nếu vậy, quan điểm của chúng tôi là nó thực sự có thể thay thế cho các đợt tăng lãi suất tiếp theo".
Tuy vậy, chu kỳ tăng lãi suất hiện nay có thể gần chạm đỉnh đang thúc đẩy lãi suất lên mức đỉnh, khi các ngân hàng trung ương hàng đầu này vẫn giữ dự báo rằng đà tăng của lạm phát sẽ chậm lại trong một hoặc hai năm tới mà không ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh tế.
Tuy nhiên, các nhà phân tích đã tỏ ra hoài nghi về quan điểm trên khi thế giới đối mặt với tình trạng thiếu lao động dai dẳng, nguồn cung toàn cầu bị gián đoạn và thị trường tài chính chao đảo. Những vấn đề này có thể khiến lạm phát cao hơn và kéo dài hơn, hoặc kinh tế có thể rơi vào suy thoái sâu.
Tuần trước, tại một diễn đàn, Phó Giám đốc điều hành thứ nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Gita Gopinath nhận định kinh tế toàn cầu đang phân mảnh hơn sau đại dịch COVID-19 và các nước sẽ chịu ảnh hưởng do nhiều cú sốc hơn về nguồn cung và chính sách tiền tệ phải đối mặt với sự đánh đổi nghiêm trọng hơn nhiều.
Mặc dù cổ phiếu ngân hàng đã tăng trở lại kể từ sự sụp đổ của Silicon Valley Bank (SVB) và cuộc giải cứu Credit Suisse, căng thẳng vẫn còn lâu mới kết thúc.
Các ngân hàng trung ương lo ngại rằng, những bất ổn trên thị trường có thể dẫn đến chi phí huy động vốn cao hơn đối với ngân hàng, từ đó sẽ làm chậm hoạt động cho vay, cản trở tăng trưởng tín dụng, đè nặng lên tăng trưởng kinh tế và cuối cùng là làm giảm lạm phát.
Giá vàng thế giới tăng, cổ phiếu Hàn Quốc lao dốc sau vụ thiết quân luật
ECB không cam kết với lộ trình lãi suất cố định - Điều này có ý nghĩa gì với nền kinh tế Châu Âu?