Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đã nộp khắc phục hậu quả bao nhiêu tiền?
Các luật sư đề nghị các cơ quan hữu quan tạo điều kiện thuận lợi để bị can Trịnh Văn Quyết có thể bán tài sản cá nhân để khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án.
Ngày 22/7, TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết cùng 49 bị cáo khác với các cáo buộc liên quan đến "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; thao túng thị trường chứng khoán; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán" xảy ra tại FLC.
Ông Quyết bị truy tố bởi hai hành vi. Hành vi thứ nhất là Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, do đã nâng khống vốn góp chủ sở hữu tại công ty Faros từ 1,5 tỷ đồng lên tận 4.300 tỷ đồng, sau đó bán hơn 391 triệu cổ phiếu hình thành từ vốn góp nâng khống cho 30.403 nhà đầu tư trên sàn chứng khoán, chiếm đoạt trên 3.621 tỷ đồng.
Hành vi bị truy tố thứ hai của ông Quyết là Thao túng thị trường chứng khoán. Ông Quyết chỉ đạo đội ngũ thân cận lập 500 tài khoản chứng khoán đứng tên các cá nhân, pháp nhân tại 41 công ty chứng khoán. Từ đó, các đối tượng tiến hành thao túng thị trường chứng khoán, tạo cung cầu giả với các mã chứng khoán AMD, HAI, GAB, FLC, ART và thu lợi bất chính hơn 723 tỷ đồng.
Trong quá trình điều tra, cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đã khai nhận các hành vi này và tự nguyện nộp gần 200 tỷ đồng (chính xác là 191.572.240.000 đồng) vào tài khoản tạm giữ của Cơ quan tiến hành tố tụng.
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết tự nguyện nộp gần 200 tỷ đồng để khắc phục hậu quả |
>> Ông Trịnh Văn Quyết đưa ra yêu cầu đặc biệt với luật sư trong phiên tòa sắp tới
Đây là một động thái tích cực trong nỗ lực khắc phục hậu quả của vụ án. Các luật sư đại diện đã đề nghị các cơ quan hữu quan tạo điều kiện thuận lợi để bị can Trịnh Văn Quyết có thể bán tài sản cá nhân nhằm khắc phục toàn bộ hậu quả.
Không chỉ Trịnh Văn Quyết, nhiều người thân trong gia đình và các cựu lãnh đạo sàn chứng khoán HOSE cũng sẽ phải đối mặt với pháp luật. Những người này bao gồm: Trịnh Thị Minh Huế (em gái Quyết), Trịnh Văn Đại (anh họ Quyết), Nguyễn Văn Mạnh (em rể Quyết), Hoàng Thị Thu Hà (em họ Quyết), cùng với các cựu lãnh đạo HOSE như Trần Đắc Sinh, Lê Hải Trà, Trầm Tuấn Vũ, Lê Thị Tuyết Hằng. Theo phía truy tố, Trịnh Văn Quyết được xác định là chủ mưu trong vụ án này.
Theo cáo trạng, hành vi của Trịnh Văn Quyết đã phạm vào khoản 4 Điều 174 và khoản 2 Điều 211 Bộ luật Hình sự năm 2015, với vai trò chủ mưu, tổ chức. Phiên tòa sắp tới sẽ làm rõ hơn vai trò và trách nhiệm của từng bị cáo trong vụ án này.
>> Con đường 'thổi' Trịnh Văn Quyết thành tỷ phú giàu nhất nước trước khi 'ngã ngựa'
Ông Trịnh Văn Quyết đưa ra yêu cầu đặc biệt với luật sư trong phiên tòa sắp tới
Con đường 'thổi' Trịnh Văn Quyết thành tỷ phú giàu nhất nước trước khi 'ngã ngựa'