Bất động sản

Đã tìm ra phương án xử lý bãi rác tồn tại hơn 50 năm chắn ngang dự án cao tốc nối Cà Mau tới ‘thủ phủ’ miền Tây

Nguyên Bùi 13/09/2024 05:29

Bãi rác này đã tồn tại gần 50 năm khiến dự án cao tốc gặp nhiều trở ngại.

Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Cần Thơ đã công bố phương án xử lý bãi rác tồn tại hơn 50 năm, vốn đang gây cản trở cho dự án xây dựng đường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau. Đây là một bước đi quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc lớn trong tiến trình thi công công trình trọng điểm này.

>> Nhà máy thủy điện có độ dốc lớn nhất Việt Nam: Công trình 'bất bại' trước trận bão lũ lịch sử 2006

Bãi rác tồn tại hơn 50 năm chắn ngang dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau. Nguồn: Báo Xây dựng

Bãi rác tồn tại hơn 50 năm chắn ngang dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau. Nguồn: Báo Xây dựng

Theo thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường, bãi rác số 8, tọa lạc tại phường Ba Láng, quận Cái Răng, hiện đang chắn ngang dự án cao tốc. Bãi rác này có diện tích khoảng 5ha và đã tồn tại hơn 50 năm, trong đó hoạt động chôn lấp đã ngừng hơn 20 năm qua.

Điều này tạo ra một thách thức lớn cho dự án cao tốc, khi phần bãi rác nằm trong diện tích cần giải phóng mặt bằng.

Theo báo cáo mới nhất, trên địa bàn TP. Cần Thơ hiện có 2 nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt chính. Nhà máy xử lý chất thải rắn Cần Thơ của Công ty TNHH Năng lượng Môi trường EB có công suất 400 tấn/ngày, nhưng hiện đang tiếp nhận khoảng 525 tấn/ngày từ các quận, huyện của thành phố.

Thứ 2 là lò đốt rác Đông Thắng, thuộc Công ty TNHH Dịch vụ thương mại Minh Thông, có công suất 100 tấn/ngày nhưng đang xử lý 120 tấn/ngày. Dự kiến đến cuối năm 2025, lò đốt Đông Thắng sẽ ngừng hoạt động theo quy định đầu tư.

Như vậy, mặc dù thành phố đã có các cơ sở xử lý, nhưng lượng rác thải vẫn vượt quá công suất xử lý, với khoảng 148 tấn rác dư thừa mỗi ngày. Bãi rác số 8 có diện tích 4,3ha, hiện đang lấn chiếm khoảng 1,7ha để thi công dự án, với hơn 67.000 tấn rác cần di dời.

Để giải quyết vấn đề này, Sở Tài nguyên và Môi trường Cần Thơ đã đề xuất UBND thành phố chỉ đạo UBND huyện Thới Lai lập hồ sơ và đề xuất chủ trương đầu tư cho dự án Xử lý chất thải rắn số 2 tại khu xử lý chất thải rắn huyện Thới Lai.

Dự án này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý lượng chất thải rắn dôi dư và cải thiện hệ thống xử lý chất thải của thành phố.

Theo quy hoạch được phê duyệt đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, khu xử lý chất thải rắn huyện Thới Lai sẽ có công suất xử lý tăng từ khoảng 750 tấn/ngày đêm vào năm 2020 và lên khoảng 1.000 tấn/ngày đêm vào năm 2030.

UBND huyện Thới Lai đang chuẩn bị hồ sơ chủ trương đầu tư để trình UBND thành phố phê duyệt, sau đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức đấu thầu để chọn nhà đầu tư thực hiện dự án.

Được biết, dự án cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, thuộc dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, được chia thành hai phần: Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau.

Đoạn qua Cần Thơ sẽ dài 0,6km, nối tổng chiều dài tuyến hơn 9,2km, trong đó bãi rác số 8 nằm tại vị trí giao với Quốc lộ 1, là một điểm nút quan trọng cần được giải quyết để đảm bảo tiến độ của dự án.

Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương, nằm ở trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây được mệnh danh là Tây Đô - thủ phủ của Tây Nam Bộ từ hơn trăm năm trước. Ngày nay, Cần Thơ đóng vai trò trung tâm kinh tế, văn hóa và là đầu mối giao thông quan trọng của cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng như toàn quốc.

>> Nhà sáng lập Ecopark ủng hộ 20 tỷ đồng cho đồng bào vùng bão lũ

Việt Nam sắp có hai thành phố trực thuộc Trung ương giáp ranh đầu tiên

Hà Nội lên kế hoạch đấu giá 26 thửa đất tại một huyện sắp lên quận với khởi điểm 14 triệu đồng/m2

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/da-tim-ra-phuong-an-xu-ly-bai-rac-ton-tai-hon-50-nam-chan-ngang-du-an-cao-toc-noi-ca-mau-toi-thu-phu-mien-tay-d132870.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Đã tìm ra phương án xử lý bãi rác tồn tại hơn 50 năm chắn ngang dự án cao tốc nối Cà Mau tới ‘thủ phủ’ miền Tây
POWERED BY ONECMS & INTECH