Tìm thấy ‘kho báu’ khổng lồ trong bãi rác 4.100ha, ước tính giá trị lên tới 150.000 tỷ
Những túi rác màu đen phát ra âm thanh lạ tại Tây An hé lộ một “kho báu” kim loại quý khổng lồ.
Theo China Daily, một bãi rác rộng hơn 4.100ha tại thành phố Tây An, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) gần đây thu hút sự chú ý khi xuất hiện hàng loạt túi rác màu đen kỳ lạ. Đáng nói, những túi này phát ra âm thanh kỳ lạ mỗi khi có va chạm mạnh. Qua kiểm tra, ban quản lý khu tập kết cho biết bên trong các túi chứa thiết bị điện tử cũ bị vứt bỏ.
Thực tế cho thấy rác thải điện tử không phải là thứ vô giá trị. Ẩn trong các thiết bị cũ là cả một “kho báu” kim loại quý hiếm, những tài nguyên đang ngày càng cạn kiệt trên toàn cầu. Chính vì vậy, Trung Quốc đặc biệt chú trọng đến việc khai thác nguồn tài nguyên này từ các bãi rác điện tử. Ước tính, lượng rác điện tử tại khu tập kết ở Tây An có thể mang lại giá trị lên đến 5,7 tỷ USD (khoảng gần 150 nghìn tỷ đồng hiện nay).

Theo Hiệp hội Hóa học Trung Quốc, các kim loại quý đã hình thành từ trước khi Trái Đất ra đời và con người hiện chưa thể tự tổng hợp được chúng. Nhiều chuyên gia cảnh báo rằng một số kim loại trong nhóm này có thể cạn kiệt trong vòng 100 năm tới. Trong khi đó, các thiết bị điện tử bị loại bỏ lại chứa hàm lượng lớn những kim loại có giá trị chiến lược và kinh tế đặc biệt.
Xu hướng mua mới, thải cũ thiết bị điện tử ngày càng gia tăng trong những năm gần đây đã khiến các bãi rác ở Trung Quốc dần biến thành những “mỏ vàng” hiện đại. Tại đây, linh kiện được tháo rời để thu hồi kim loại quý, sau đó chuyển đến các nhà máy chuyên dụng để tái chế.
Hiện Trung Quốc đang là điểm đến của khoảng 70% lượng rác thải điện tử toàn cầu, đồng thời cũng là quốc gia sản xuất và tiêu thụ thiết bị điện tử lớn nhất thế giới. Sự phát triển nhanh chóng của internet cùng nhu cầu liên tục đổi mới từ người tiêu dùng đã góp phần thúc đẩy nhiều mô hình tái chế sáng tạo, bao gồm “tiêu dùng xanh + tái chế xanh” và “internet + tái chế phân loại”.

Ngành công nghiệp tái chế rác điện tử tại Trung Quốc hiện đang bước vào giai đoạn tăng tốc. Dự báo đến năm 2030, tổng giá trị hoạt động phân loại và tái sử dụng chất thải rắn tại nước này có thể đạt từ 7.000 đến 8.000 tỷ NDT, tạo ra khoảng 40-50 triệu việc làm và trở thành một trong những ngành công nghiệp chủ lực.
Theo Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc, mỗi năm có hơn 200 triệu thiết bị điện tử lớn bị tiêu hủy tại quốc gia này. Tính đến nay, Trung Quốc đã loại bỏ hơn 11 triệu tấn thiết bị điện tử như tivi, tủ lạnh, điện thoại và nhiều sản phẩm khác, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng rác điện tử toàn cầu.
Tuy nhiên, vào năm 2019, chỉ có khoảng 17,4% lượng rác điện tử được thu gom và tái chế. Điều này đồng nghĩa với việc phần lớn các kim loại quý như vàng, bạc, đồng, bạch kim cùng nhiều vật liệu có giá trị khác đã bị chôn lấp hoặc đốt bỏ.
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường, mỗi năm phát sinh khoảng 100.000 tấn rác thải điện tử. Con số này dự kiến sẽ tăng lên 250.000 tấn vào năm 2025, chỉ tính riêng rác thải từ tivi và linh kiện điện tử. Đây là loại chất thải có tốc độ gia tăng nhanh nhất hiện nay, tạo áp lực lớn cho công tác quản lý và xử lý môi trường.
Phát hiện 'kho báu' 120 thỏi vàng trên tàu, chủ nhân đến nay vẫn là bí ẩn
Sốc: Phát hiện mỏ vàng chứa hơn 200 tấn chất độc có thể xóa sổ nhân loại