Chuyên gia KBSV nhận định thị trường chứng khoán khó có cơ hội bứt phá mạnh mẽ ngay trong quý 2 khi mà các yếu tố rủi ro đang có phần chiếm ưu thế.
Bức tranh sáng, tối thị trường chứng khoán quý 2/2023
Tại báo cáo phân tích mới cập nhật, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) đã tổng kết thị trường quý 1/2023 và đánh giá các nhóm cổ phiếu tiềm năng thời gian tới.
Biến động VNIndex |
TTCK Việt Nam có diễn biến đi ngang trong cả quý 1 với các nhịp tăng giảm ngắn đan xen khi chịu tác động bởi các yếu tố trái chiều. Giai đoạn 1 diễn ra trong tháng 1, thị trường chứng kiến sự phục hồi mạnh trên diện rộng nhờ động lực đến từ xu hướng hạ nhiệt của mặt bằng lãi suất huy động và cho vay kết hợp với xu hướng mua ròng mạnh mẽ của khối ngoại. Giai đoạn 2 là phần còn lại của quý 1, thị trường biến động giằng co theo xu hướng giảm trước các thông tin về thị trường TPDN trong nước cũng như rủi ro đến từ hệ thống ngân hàng toàn cầu trước các sự kiện Silicon Valley Bank và Credit Suisse.
Tính cho đến hết ngày 30/03/2023, chỉ số VNIndex tăng 5% về điểm số, trong khi giá trị giao dịch bình quân phiên giảm 5% so với cùng kỳ.
Về triển vọng quý 2, KBSV cho rằng xu hướng hạ lãi suất trong nền kinh tế, cũng như các tín hiệu tích cực hơn từ chính sách điều hành của FED sẽ là yếu tố chính hỗ trợ xu hướng thị trường. Dù vậy, 2 yếu tố trọng yếu tiềm ẩn rủi ro lên thị trường là các thông tin liên quan đến thị trường TPDN, cùng với nguy cơ xuất hiện thêm các vụ đổ vỡ của một số ngân hàng mang tính toàn cầu (các sự kiện thiên nga đen tương tự như SVB và Credit Suisse có thể sẽ tiếp tục xuất hiện).
Trái phiếu đáo hạn năm 2023 |
Theo KBSV, cả 2 yếu tố này sẽ căng thẳng nhất vào quý 2 và quý 3 năm nay, khi mà áp lực đáo hạn TPDN trong nước là rất lớn; trong khi đỉnh lãi suất điều hành của các NHTW sẽ rơi vào cuối quý 2 trước khi có thể giảm dần từ quý 3.
Dựa trên cơ sở đó, chuyên gia KBSV không cho rằng thị trường có cơ hội bứt phá mạnh mẽ ngay trong quý 2, khi mà các yếu tố rủi ro đang có phần chiếm ưu thế. Các nhịp tăng/giảm đan xen sẽ xuất hiện với xu hướng chung là đi ngang xuyên suốt cả quý.
Cơ hội kiếm lời trong sideways market
Tại danh mục đầu tư mẫu của KBSV trong quý 2/2023, 4 mã tiềm năng lớn tỷ suất sinh lời từ 25% - 55% là FPT, PNJ, GAS và IDC.
FPT: Lợi nhuận kỳ vọng là 29% với giá mục tiêu 101.900 đồng/cp
Tăng trưởng mảng công nghệ ở các thị trường chủ lực |
FPT tiếp tục đạt KQKD tích cực trong năm 2022 và đặt ra kế hoạch tham vọng cho năm 2023 với doanh thu và LNTT tăng lần lượt 23% và 23%. Theo KBSV, FPT hưởng lợi từ xu hướng chuyển đổi số, cũng như tăng trưởng mảng công nghệ FPT ở các thị trường chủ lực (Mỹ, Nhật). Đồng thời, mảng giáo dục đầu tư duy trì tốc độ tăng trưởng cao và ổn định
PNJ: Giá mục tiêu 121.100 đồng/cp, cao hơn mức giá kết phiên 30/3 55%
Năm 2023, KBSV dự phóng mức doanh thu thuần của PNJ đạt 38,786 tỷ đồng.(+14.3% YoY) và 12% LNST ở mức 2,093 tỷ đồng (+13.9% YoY) PNJ - Giai đoạn 2022-2025, PNJ dự kiến mở từ 30 đến 40 cửa hàng mỗi năm. Ban lãnh đạo cho biết đang đi tìm địa điểm nhằm đầu tư một nhà máy mới (dự kiến khởi công trong 2022) do các nhà máy hiện tại đã hoạt động 100% công suất.
GAS: Mục tiêu sinh lời 31% với giá kỳ vọng 134.000 đồng/cp
Động lực tăng trưởng dài hạn từ tiêu thụ khí LNG và dự án LôB- Ô Môn. Nhu cầu khí thô từ các khách hàng nhà máy điện kỳ vọng phục hồi tích cực trong năm 2023 GAS. Bên cạnh đó, GAS được kỳ vọng hưởng lợi từ giá dầu hồi phục khi Trung Quốc mở cửa hoàn toàn nền kinh tế trong năm 2023
IDC: Giá mục tiêu 50.300 đồng/cp, lợi nhuận kỳ vọng 25%
KBSV dự phóng chỉ tiêu tài chính của IDC |
Theo KBSV, IDC là chủ đầu tư tiên phong và có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực đầu tư và phát triển KCN.Tổng diện tích đất cho thuê còn lại của IDC lên tới hơn 750ha.
Các dự án KCN Hựu Thạnh, Phú Mỹ II và Phú Mỹ II mở rộng được kỳ vọng sẽ đảm bảo tăng trưởng cho IDC trong trung hạn nhờ khả năng cho thuê tốt và giá cho thuê cao. Doanh thu đóng góp ước tính của các dự án này đạt khoảng 18,500 tỷ VND.
UBS lỗ đậm sau thương vụ thâu tóm Credit Suisse
Ngân hàng Thụy Sỹ đưa ra chiến lược ngăn chặn các đợt rút tiền hàng loạt