Ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ UBS ghi nhận lợi nhuận kỷ lục sau khi tiếp quản Credit Suisse
Con số được ước tính lên tới 29 tỷ USD trong quý đầu tiên sau thương vụ sáp nhập với Credit Suisse
Giá cổ phiếu của UBS đã tăng 30% trong năm nay, trở thành ngân hàng được định giá lớn nhất châu Âu. Ngay sau thời điểm gã khổng lồ ngân hàng Thụy Sĩ công bố mức lợi nhuận khổng lồ và tuyên bố sa thải hàng nghìn người khi có kế hoạch tiếp quản hoàn toàn ngân hàng tại Thụy Sĩ của Credit Suisse.
Cổ phiếu UBS đã tăng 3% tại Julius Baer trong giao dịch trước giờ mở cửa. Tính đến thời điểm hiện tại, giá cổ phiếu vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Cổ phiếu UBS vẫn tiếp tục tăng mạnh kể từ phiên giao dịch ngày 31/8. Nguồn: Investing |
Theo đó, ngân hàng này đã công bố lợi nhuận quý II/2023 ở mức gần 29 tỷ USD. Đây là quý thu nhập đầu tiên kể từ khi ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ hoàn tất việc tiếp quản đối thủ đang bị ảnh hưởng nặng nề là Credit Suisse.
Theo tờ Reuters, các nhà phân tích đã dự đoán lợi nhuận ròng khoảng 12,8 tỷ USD trong quý II vừa qua.
UBS cho biết kết quả này chủ yếu phản ánh 28,93 tỷ USD lợi thế thương mại tiêu cực trong thương vụ mua lại Credit Suisse.
Lợi nhuận cơ bản trước thuế đạt 1,1 tỷ USD không bao gồm lợi thế thương mại âm, các chi phí liên quan đến tích hợp và chi phí mua lại.
Lợi thế thương mại tiêu cực thể hiện giá trị hợp lý của tài sản có được từ việc sáp nhập cao hơn giá mua. Được biết, UBS đã trả 3 tỷ franc Thụy Sĩ (3,4 tỷ USD) chiết khấu để mua lại Credit Suisse vào tháng 3.
Giám đốc điều hành của UBS Sergio Pietro Ermotti mới đây đã khẳng định ngân hàng đang đạt được “tiến bộ rất tốt” với các kế hoạch hội nhập của mình.
“Khi mọi người nhìn vào những con số đó, họ sẽ hiểu rõ rằng thiện chí tiêu cực này là vốn chủ sở hữu cần thiết để duy trì 240 tỷ USD tài sản có rủi ro và nguồn tài chính để thực hiện tái cơ cấu sâu sắc là điều cần thiết tại Credit Suisse. Bởi lẽ phân tích của chúng tôi đã chỉ ra rằng đã chứng minh rằng mô hình kinh doanh của Tập đoàn này không còn khả thi nữa”, ông nói thêm.
Đơn vị ngân hàng nội địa vững chắc của Credit Suisse sẽ được tích hợp hoàn toàn vào UBS với việc sáp nhập các pháp nhân dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2024.
Ngày hôm nay, UBS đã xác nhận rằng việc sáp nhập sẽ dẫn đến 1.000 người bị sa thải bắt đầu từ cuối năm 2024 và dự kiến sẽ có thêm 2.000 người bị mất việc do quá trình tái cơ cấu rộng rãi hơn của Credit Suisse.
Việc mua lại Credit Suisse là một phần của thỏa thuận giải cứu khẩn cấp do chính quyền Thụy Sĩ làm trung gian trong suốt tháng 3 năm nay.
Vào đầu tháng vừa qua, UBS thông báo rằng họ đã chấm dứt thỏa thuận bảo vệ khoản lỗ 9 tỷ franc Thụy Sĩ (10,24 tỷ USD) và khoản hỗ trợ thanh khoản công cộng trị giá 100 tỷ franc Thụy Sĩ. Con số này được chính phủ Thụy Sĩ đưa ra khi họ đồng ý tiếp quản Credit Suisse vào tháng 3.
Theo Ermotti cho biết: “Cơ sở vốn mạnh hơn sẽ cho phép chúng tôi giữ mức rủi ro cho vay kết hợp không thay đổi, đồng thời duy trì kỷ luật rủi ro của chúng tôi.”
Ngân hàng cũng thông báo rằng họ đang đặt mục tiêu tiết kiệm tổng chi phí ít nhất 10 tỷ USD vào năm 2026. Thời điểm mà ngân hàng đa quốc gia kỳ vọng hoàn thành việc tích hợp tất cả các hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Credit Suisse.
Công ty con của Credit Suisse đã báo cáo khoản lỗ ròng trong quý hai là 9,3 tỷ franc Thụy Sĩ, khi chứng kiến dòng vốn chảy ra là 39,2 tỷ franc Thụy Sĩ, với tài sản thuộc quyền quản lý giảm 3% trong bối cảnh hàng loạt khách hàng và nhân viên rời đi.
Đây được coi là báo cáo cuối cùng của Credit Suisse với tư cách là một công ty độc lập và cho thấy rằng, mặc dù đã được giải cứu nhưng sự mất niềm tin của khách hàng dẫn đến ngân hàng gần như sụp đổ.
Tuy nhiên, UBS nhận định rằng tỷ lệ hao mòn này đang chậm lại và ngân hàng sẽ mong muốn giữ chân càng nhiều khách hàng của Credit Suisse càng tốt, để giúp cho thương vụ sáp nhập khổng lồ này có hiệu quả về lâu dài.
Theo nguồn tin từ CNBC, UBS và Credit Suisse đều khẳng định dòng tiền gửi vào tăng lên trong quý II và trong quý III. Trong quý II, dòng tiền gửi ròng của tập đoàn kết hợp là 23 tỷ USD, trong đó 18 tỷ USD đến từ hoạt động quản lý tài sản của Credit Suisse và các bộ phận ngân hàng Thụy Sĩ.
Mặc dù Credit Suisse tiếp tục phải hứng chịu tình trạng dòng vốn ròng chảy ra ngoài, nhưng UBS cho biết dòng vốn này đã chậm lại trong quý II và chuyển biến tích cực sau khi thương vụ mua lại hoàn tất vào tháng 6.
Lộ diện quốc gia có nhiều tỷ phú nhất thế giới, không phải Trung Quốc
'Siêu ngân hàng' UBS chỉ ra 3 rủi ro có thể 'đánh sập' TTCK Mỹ