Đạm Cà Mau (DCM) - Dấu ấn cổ phiếu uptrend
Tính từ phiên 18/8 khi thị trường chứng khoán giảm 55 điểm, tới nay cổ phiếu DCM của Đạm Cà Mau đã tăng 25,3% trong khi VN-Index giảm thêm 4,2%.
Kể từ phiên thị trường chứng khoán mất 55 điểm ngày 18/8, đến thời điểm hiện tại, VN-Index đã giảm 4,2% và đóng cửa phiên 6/10 tại mức 1.128,5 điểm. Thanh khoản sàn HOSE gần 2 tuần qua cũng giảm mạnh về dưới 20.000 tỷ đồng/phiên (nhiều phiên chỉ đạt 13.000 - 14.000 tỷ đồng).
Xem thêm: Nỗi buồn cổ phiếu bất động sản quốc dân, chứng sĩ "ăn cơm không" 4 tuần liên tiếp
Trái với chỉ số, thị trường vẫn ghi nhận không ít mã cổ phiếu ngược dòng tăng giá trong đó cóa FRT của doanh nghiệp bán lẻ FPT Retail - cổ phiếu vừa thiết lập mức đỉnh lịch sử 97.500 đồng/cp. Hay như DCM của Đạm Cà Mau hiện đang giao dịch ở mức cao nhất 13 tháng - 35.200 đồng/cp.
Tính từ phiên 18/8 tới nay, cổ phiếu DCM đã tăng 25,3% trong khi FRT tăng tới 43% giá trị - một trong những mức sinh lời ấn tượng và hiếm hoi của những cổ phiếu đầu ngành.
Rộng hơn, tính từ phiên 25/4 (khi thị trường chứng khoán bắt đầu chuỗi 4 tháng lên điểm liên tiếp), cổ phiếu FRT đã tăng gần 80% và DCM tăng 65%. Đây là những nhịp tăng giá mạnh nhất của cả 2 mã trong hơn 1 năm trở lại đây.
Với riêng DCM, sau phiên tăng nhẹ cuối tuần qua, mã chính thức xác nhận xu hướng tích cực ngắn hạn (cho điểm mua gia tăng khi vượt thành công vùng kháng cự tháng 9/2022). Các chỉ báo kỹ thuật đều xác nhận khả năng thoát trạng thái tích lũy tại vùng giá quanh 34.0 một tháng qua.
DCM hiện cách đỉnh lịch sử cuối tháng 3/2022 hơn 15%. Kháng cự gần nhất của mã là vùng giá 37.x |
Theo Chứng khoán Yuanta (FSC) khuyến nghị các nhà đầu tư có thể xem xét MUA ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp do xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn bỏ ngỏ khả năng đảo chiều.
Thông tin đáng chú ý, việc nhà máy ure của Đạm Cà Mau hết khấu hao trong quý 3/2023 được xem là động lực tăng trưởng cho cổ phiếu này. Yếu tố khác đến từ nhu cầu hồi phục trong bối cảnh giá lương thực tăng do tình trạng thắt chặt xuất khẩu lượng thực ở các quốc gia lớn.
Tháng 8 vừa qua, DCM ghi nhận sản lượng tiêu thụ NPK cao gấp 9 lần đồng thời xuất khẩu ure tăng 4,8 lần so với tháng 7.
Công ty cho biết giá ure đã lên mức cao nhất trong vòng 3 tháng trở lại đây tại những thị trường lớn như Trung Quốc và Trung Đông; giá phân bón tiếp tục xu hướng tăng do nguồn cung thắt chặt, đặc biệt Trung Quốc đã yêu cầu một số nhà sản xuất phân bón tạm dừng xuất khẩu urê trong khi nhu cầu tăng và giá phân bón trong nước tăng vọt.
Nước đi mới của Đạm Cà Mau (DCM) sau động thái thúc đẩy ngành phân bón của Chính phủ
Thuế VAT 5% với phân bón chính thức có hiệu lực, SSI Research chỉ ra hai doanh nghiệp hưởng lợi lớn