Danh tính 2 doanh nghiệp muốn khai thác tín chỉ carbon rừng tại Lâm Đồng

04-06-2024 15:19|Thảo Đan

2 doanh nghiệp này đã có văn bản gửi tỉnh Lâm Đồng xem xét thực hiện dự án xác lập và khai thác tín chỉ carbon từ rừng.

Ngày 31/5 vừa qua, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về việc nhận được tờ trình của Công ty TNHH Đầu tư FDI Việt Nam về việc khảo sát, nghiên cứu và đầu tư dự án “xác lập và khai thác tín chỉ carbon từ rừng tại tỉnh Lâm Đồng”.

Tỉnh mong muốn Sở chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan xem xét đề nghị của doanh nghiệp này; báo cáo, đề xuất UBND tỉnh theo quy định trong tháng 6/2024.

Trước đó, ngày 19/5, Công ty Đầu tư FDI Việt Nam cho biết, có 2 nhà đầu tư đến từ TP. HCM muốn thực hiện dự án là Công ty Đầu tư FDI Việt Nam và Văn phòng đại diện CTCP Đầu tư Hoàng Lâm.

Trước đó, có tin, Cục Lâm nghiệp thông tin về việc chuyển nhượng cho LEAF/Emergent 5,15 triệu tấn CO2 giảm phát thải từ rừng tại vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, bao gồm tỉnh Lâm Đồng. Thỏa thuận này sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ năm 2022-2026.

LEAF/Emergent cam kết thanh toán cho dịch vụ này với giá không dưới 10 USD/tấn CO2, với tổng giá trị 51,5 triệu USD. Diện tích rừng thương mại dịch vụ giảm phát thải đăng ký là 4,26 triệu ha, bao gồm 3,24 triệu ha rừng tự nhiên và 1,02 triệu ha rừng trồng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hoàn thiện hồ sơ đăng ký theo tiêu chuẩn TREES và đang tích cực tiến hành các cuộc đàm phán kỹ thuật với Emergent để hoàn thiện đề án.

>> Còn dư 5,9 triệu tấn carbon, Bộ Nông nghiệp muốn thí điểm bán đấu giá

Tìm hiểu Tây Nguyên có những loại rừng nào?
Ảnh minh họa

Theo 2 nhà đầu tư, hiện nay nhu cầu về việc thiết lập tín chỉ carbon và tìm kiếm khách hàng mua tín chỉ carbon với giá cạnh tranh cao. Đồng thời, việc thiết lập tín chỉ carbon sẽ tăng thu nhập cho các hộ gia đình quản lý rừng. Ngoài ra, các hộ dân có thể tăng thu nhập bằng cách trồng thêm các loại cây có giá trị lâu dài như đàn hương hoặc cây có giá trị ngắn hạn như dâu tằm và cây đẳng sâm. Công ty đang có các đối tác quốc tế sẵn lòng mua các sản phẩm này với giá cạnh tranh.

Tỉnh Lâm Đồng có hơn 537.700ha đất rừng với cơ cấu 3 loại rừng là rừng đặc dụng 84,224ha, rừng phòng hộ 147,238ha, rừng sản xuất 306,265ha.

Theo kế hoạch, dự án sẽ hợp tác với các chủ rừng hoặc đơn vị quản lý rừng không bị xâm hại trong vòng 10 năm và nằm ngoài thỏa thuận với LEAF/Emergent để xác lập và khai thác tín chỉ carbon, đặc biệt là đối với hai loại rừng đặc dụng và rừng phòng hộ.

Đối với rừng sản xuất, 2 doanh nghiệp sẽ đưa ra các khuyến nghị, đề xuất và hợp tác để các chủ rừng nâng cao thu nhập, có thể khai thác được tín chỉ carbon trong tương lai.

Công ty TNHH Đầu tư FDI Việt Nam có trụ sở tại quận 1, TP HCM, hoạt động chính là xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác. Chủ tịch HĐTV là ông Lương Ngọc Trường.

Còn Công ty Đầu tư Hoàng Lâm có địa chỉ tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, hoạt động chính trong lĩnh vực tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất. Người đại diện của công ty là bà Trần Thị Minh Hòa.

>> Tiềm năng lớn cung ứng tín chỉ carbon: Thành phố đông dân nhất cả nước có trị giá 790 triệu USD

Petrovietnam tăng cường các giải pháp tạo tín chỉ carbon

Tiềm năng lớn cung ứng tín chỉ carbon: Thành phố đông dân nhất cả nước có trị giá 790 triệu USD

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/danh-tinh-2-doanh-nghiep-muon-khai-thac-tin-chi-carbon-rung-tai-lam-dong-237347.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Danh tính 2 doanh nghiệp muốn khai thác tín chỉ carbon rừng tại Lâm Đồng
POWERED BY ONECMS & INTECH