Đập thuỷ điện dài 7.000m từng lớn nhất thế giới nằm giữa biên giới 2 nước, để xây dựng phải di dời 50 triệu tấn đất đá, thay đổi cả dòng chảy của một con sông

02-04-2024 07:39|Nhật Linh

Để xây dựng công trình đồ sộ này, những người công nhân đã phải di dời 50 triệu tấn đất đá.

Ngày 5/11/1982, Itaipu - đập thủy điện lớn nhất thế giới lúc bấy giờ và là biểu tượng cho sự hợp tác của 2 nước láng giềng Brazil và Paraguay, được khánh thành. Itaipu được Hiệp hội kỹ sư cầu đường châu Mỹ công nhận là một trong 7 kỳ quan thế giới hiện đại, thu hút đông đảo du khách nước ngoài đến tham quan.

Ngày 5/11/1982, Itaipu - đập thủy điện lớn nhất thế giới lúc bấy giờ và là biểu tượng cho sự hợp tác của 2 nước láng giềng Brazil và Paraguay, được khánh thành

Ngày 5/11/1982, Itaipu - đập thủy điện lớn nhất thế giới lúc bấy giờ và là biểu tượng cho sự hợp tác của 2 nước láng giềng Brazil và Paraguay, được khánh thành

Đập Itaipu nằm trên sông Paraná giữa biên giới của Brazil và Paraguay. Cái tên "Itaipu" được lấy từ một hòn đảo tồn tại gần công trường xây dựng. Trong tiếng Guarani, Itaipu có nghĩa là "viên đá phát ra âm thanh".

Đập Itaipu nằm trên sông Paraná giữa biên giới của Brazil và Paraguay

Đập Itaipu nằm trên sông Paraná giữa biên giới của Brazil và Paraguay

Tổng chiều dài đập là 7.235m. Để xây dựng công trình đồ sộ này, con sông Paraná (lớn thứ 7 thế giới) có nghĩa là rộng lớn như biển cả phải thay đổi dòng chảy, những người công nhân đã phải đào một nhánh phụ dài 1,3 dặm, 50 triệu tấn đất đá bị di dời.

Số lượng bê tông sử dụng để xây đập theo ước tính đủ để xây 210 sân vận động và 380 tháp Eiffel. Khối lượng đất đá bị đào để xây dựng Itaipu lớn gấp 8,5 lần đường hầm Channel. Đập cung cấp 90% lượng điện năng tiêu thụ cho Paraguay và 19% cho Brazil.

Đập cung cấp 90% lượng điện năng tiêu thụ cho Paraguay và 19% cho Brazil

Đập cung cấp 90% lượng điện năng tiêu thụ cho Paraguay và 19% cho Brazil

Tổ máy đầu tiên của nhà máy thủy điện Itaipu phát điện năm 1984 thế nhưng phải 23 năm sau, vào tháng 5/2007, hai tổ máy cuối cùng mới được đưa vào vận hành. Với tổng cộng 20 tổ máy, công suất của Itaipu đạt 14.000 MW, mỗi tổ máy cung cấp 700 MW với cột nước thiết kế thủy lực là 118m. Năm 2016, nhà máy tuyển dụng 3.038 công nhân.

Tổ máy đầu tiên của nhà máy thủy điện Itaipu phát điện năm 1984 thế nhưng phải 23 năm, vào tháng 5/2007, hai tổ máy cuối cùng mới được đưa vào vận hành

Tổ máy đầu tiên của nhà máy thủy điện Itaipu phát điện năm 1984 thế nhưng phải 23 năm, vào tháng 5/2007, hai tổ máy cuối cùng mới được đưa vào vận hành

Trong số 20 tổ máy phát điện hiện được lắp đặt, 10 tổ máy phát ở tần số 50Hz cho Paraguay và 10 tổ máy phát ở tần số 60Hz cho Brazil. Do công suất đầu ra của các máy phát điện Paraguay vượt xa phụ tải ở Paraguay nên phần lớn sản lượng của họ được xuất khẩu trực tiếp sang phía Brazil, nơi có hai đường dây HVDC 600kV, mỗi đường dài khoảng 800km, vận chuyển phần lớn năng lượng đến São Paulo. Vùng Paulo/Rio de Janeiro nơi thiết bị đầu cuối chuyển đổi nguồn điện thành 60Hz.

Ngoài việc cung cấp lượng điện lớn cho Brazil và Paraguay, Itaipu còn được đánh giá là một kỳ quan kiến trúc hiện đại của thế giới và trở thành điểm du lịch hấp dẫn trong quần thể du lịch thác nước Iguazu, nơi hàng năm thu hút hàng triệu du khách nước ngoài đến tham quan.

Ngoài việc cung cấp lượng điện lớn cho Brazil và Paraguay, Itaipu còn được đánh giá là một kỳ quan kiến trúc hiện đại của thế giới

Ngoài việc cung cấp lượng điện lớn cho Brazil và Paraguay, Itaipu còn được đánh giá là một kỳ quan kiến trúc hiện đại của thế giới

Với việc phát triển thủy điện, các nước có thêm nguồn năng lượng song song với nhiệt điện, giúp không quá lệ thuộc nguồn nhiệt điện do nguồn cung dầu mỏ nhiều khi biến động thất thường và giá có xu hướng tăng cao.

>> Bể nước ngầm 6 triệu năm nằm ở độ sâu tới 2.500m dưới lòng núi, chứa lượng nước gần gấp đôi dung tích đập thủy điện Hòa Bình

Đập thủy điện vòm lớn nhất thế giới trị giá hơn 640.000 tỷ đồng, xây dựng thần tốc chỉ trong 4 năm, công nghệ cao chỉ đạo hàng nghìn xe tải trên công trường

Siêu đập thủy điện 5 tỷ USD chắn ngang dòng sông dài nhất thế giới, được xây từ 10 triệu m3 bê tông đầm lăn, là công trình kỳ vĩ gây nhiều tranh cãi gay gắt

Nước lũ đổ về kỷ lục, siêu đập thủy điện 740.000 tỷ lần đầu mở toàn bộ 10 cửa xả

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/dap-thuy-dien-dai-7000m-tung-lon-nhat-the-gioi-nam-giua-bien-gioi-2-nuoc-de-xay-dung-phai-thay-doi-ca-dong-chay-cua-mot-con-song-di-doi-50-trieu-tan-dat-da-d119315.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Đập thuỷ điện dài 7.000m từng lớn nhất thế giới nằm giữa biên giới 2 nước, để xây dựng phải di dời 50 triệu tấn đất đá, thay đổi cả dòng chảy của một con sông
POWERED BY ONECMS & INTECH