Điểm đến

Đến thành phố được mệnh danh "Tiểu Paris" Việt Nam ngắm nhìn vẻ đẹp của Thánh thất Đạo Cao Đài lớn nhất cả nước

Hoàng Giang 17/11/2023 - 09:48

Với kiến trúc uy nghi, tráng lệ, Thánh thất này đã trở thành điểm đến du lịch không thể bỏ qua khi đến với “Thành phố ngàn hoa”.

Nằm trên đỉnh ngọn đồi thông của khu đô thị Đa Phước, phường 11, TP Đà Lạt, Thánh thất Đa Phước trở thành điểm đến phổ biến cho du khách khi tham quan "Thành phố ngàn hoa". Đây là Thánh thất lớn nhất Việt Nam thuộc Đạo Cao Đài và là nơi tập trung khoảng 5.000 tín đồ.

Empty

Theo ông Trần Văn Minh, Phó Ban Đại diện Hội thánh Cao Đài tại Lâm Đồng kiêm quản lý Thánh thất Đa Phước, Đạo Cao Đài là một tôn giáo nội sinh mới của Việt Nam, mới chỉ tròn 100 tuổi. Mặc dù vậy, đạo đã có hàng triệu tín đồ trải đều khắp cả nước, với 5 họ đạo tại Lâm Đồng, bao gồm: Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lộc và 1 Ban Nghi lễ Cát Tiên.

Empty

"Thánh thất Đa Phước tại Đà Lạt là lớn nhất cả nước. Tòa thánh Tây Ninh được xây dựng theo mẫu số 1, trong khi Thánh thất Đa Phước được xây dựng theo mẫu số 2 và hoàn thiện, khánh thành vào tháng 7/2010. Thánh thất có 3 phần chính, được gọi là Tam Đài, bao gồm: Hiệp Thiên Đài ở phía trước, Cửu Trùng Đài ở giữa và Bát Quái Đài ở phía sau.

Bát Quái Đài là nơi thờ Thượng đế qua hình tượng Thi nhãn, Cửu Trùng Đài là nơi tín đồ quỳ lạy Thượng đế, Hiệp Thiên Đài là nơi thờ Hộ pháp của đạo và cũng là nơi quản lý, bảo vệ luật pháp chân truyền của đạo, lập ra các tòa đạo để xử lý những tín đồ vi phạm luật. Hiện nay, họ đạo Đà Lạt có 232 vị chức sắc và 15 tổ nghi lễ tại các phường, thôn, tổ dân phố", ông Trần Văn Minh chia sẻ.

Empty

Thánh thất Đa Phước được xây dựng trên độ cao hơn 1.500m so với mực nước biển, khiến cho người tham quan phải vượt qua nhiều bậc thềm khi bước vào cổng. Theo niềm tin của tín đồ và du khách, điều này giúp họ rũ bỏ muộn phiền và lo lắng trước khi bước vào Thánh thất để cầu nguyện cho cuộc sống bình an và hạnh phúc.

Empty

Điểm độc đáo của Thánh thất Đa Phước là Hiệp Thiên Đài, với 2 tầng chuông cao 18m, mỗi tầng có 5 tầng. Để vào Tam Đài, người tham quan và tín đồ phải vượt qua 4 cột trụ, mỗi bên có hai cột song song, một đắp hình rồng đỏ, một đắp hình hoa sen chạm trổ tinh tế, tạo nên một hình ảnh rực rỡ. Ngoài ra, để vào Thánh thất, tín đồ cần đi qua 5 bậc thềm, tượng trưng cho Ngũ Chi Đại Đạo và 5 bước tiến hóa của nhân loại theo quan điểm của Đạo Cao Đài là Nhân, Thần, Thánh, Tiên, Phật.

Phía bên phải lối vào Thánh thất được trang trí bằng tượng ông Thiện, mặc giáp, đầu đội kim khôi, tay cầm đại đao nhưng có khuôn mặt hiền lành, tượng trưng cho điều thiện. Phía bên trái lối vào, tượng ông Ác cũng mặc khôi giáp, nhưng có gương mặt dữ dằn, một tay cầm búa, một tay cầm Ngọc ấn tỷ phù, tượng trưng cho điều ác.

Trên cùng phía ngoài cửa, biểu tượng Thiên nhãn được trang trí nổi bật. Trên cao, tượng Phật Di Lặc ngồi trên lưng con hổ và bên cạnh là tòa sen. Biểu tượng của con hổ tượng trưng cho năm Bính Dần (1926) là năm Khai Đạo Cao Đài.

Khi bước vào khu vực nội của Thánh thất, ngay giữa lối vào là một bức tranh thú vị, mô phỏng một bàn tay xuất hiện từ trong mây và nắm chặt một chiếc cân cân được đặt trên quả địa cầu. Đây là biểu tượng của Cân Công Bình, tượng trưng cho công lý và sự phán xét công bằng về tội lỗi của con người trước khi họ chuyển kiếp. Đặc biệt, phần trần tòa Thánh được thiết kế thành những mái vòm cong, được trang trí với nhiều ngôi sao, là biểu tượng của bầu trời và hàng ngàn tinh tú.

Empty

Phía bên phải của lối vào có tượng ông Thiện, mặc giáp, đầu đội kim khôi, tay cầm đại đao nhưng với gương mặt hiền lành, tượng trưng cho điều thiện. Ngược lại, phía bên trái là tượng ông Ác, mặc khôi giáp, gương mặt dữ tợn, một tay cầm búa, một tay cầm Ngọc ấn tỷ phù, tượng trưng cho điều ác.

Phía sau bức tranh Tam Thánh Cao Đài là khu vực bên trong Thánh thất, hay còn được gọi là Chánh điện (Cửu Trùng Đài). Trước bàn thờ Thượng đế, có bàn thờ Hộ pháp với hình chữ "Khí" được viết bằng tiếng Hán. Trong khu vực Chánh điện, có một dãy cột gồm 6 cột cao lớn, bệ trụ có hình dáng của những bông sen khổng lồ.

Bát Quái Đài là khu vực cuối cùng của Thánh thất, gồm 8 trụ xếp thành hình bát quái. Trong đó, có 5 bậc thờ: bậc 1 thờ Thiên Nhãn, bậc 2 thờ ba vị giáo chủ của 3 tôn giáo lớn: Đức Phật Thích Ca (Phật giáo), Lão Tử Giáo (Đạo giáo), Khổng tử giáo (Nho giáo). Bậc 3 thờ ba vị: Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Tiên Lý Thái Bạch, Quanh Thánh Đế Quân. Bậc 4 thờ bài vị của Chúa Giêsu - Kitô giáo. Bậc 5 thờ Khương Tử Nha.

Thánh thất Đa Phước là một điểm đến du lịch hấp dẫn, là cơ hội cho du khách khám phá sâu hơn về văn hóa tâm linh của thành phố Đà Lạt. Với kiến trúc độc đáo, sự kết hợp tinh tế giữa tôn giáo và khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, Thánh thất Đa Phước ở Đà Lạt hứa hẹn sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm thú vị trong chuyến đi khám phá “Thành phố ngàn hoa”.

Thành phố duy nhất Việt Nam được báo Mỹ xướng tên trong danh sách 11 điểm đến tốt nhất châu Á

Từ hôm nay, tạm dừng tuyến đi bộ lên 'nóc nhà' của thành phố ngàn hoa nổi tiếng nhất Việt Nam

Quảng trường gần 700 tỷ là biểu tượng của thành phố ngàn hoa, có sức chứa gấp 1,5 lần sân Mỹ Đình

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/den-thanh-pho-duoc-menh-danh-tieu-paris-viet-nam-ngam-nhin-ve-dep-cua-thanh-that-dao-cao-dai-lon-nhat-ca-nuoc-d111577.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Đến thành phố được mệnh danh "Tiểu Paris" Việt Nam ngắm nhìn vẻ đẹp của Thánh thất Đạo Cao Đài lớn nhất cả nước
    POWERED BY ONECMS & INTECH