Nhà ga lâu đời nhất Việt Nam do Pháp xây dựng tại thành phố ngàn hoa được công nhận là địa điểm du lịch
Được xem là nhà ga cổ kính nhất còn sót lại ở Việt Nam, ga này vừa được công nhận là điểm du lịch.
Ga Đà Lạt được xem là nhà ga cổ kính nhất còn lại ở Việt Nam. Ga này đã trở thành địa điểm check-in không thể thiếu đối với giới trẻ khi du lịch đến Đà Lạt. Do vậy, trong quyết định vừa được ban hành, UBND tỉnh Lâm Đồng đề nghị Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật trong quá trình quản lý, khai thác kinh doanh tại ga đường sắt Đà Lạt ở số 1 Quang Trung, phường 10, TP. Đà Lạt.
Ga Đà Lạt được công nhận là điểm du lịch "Ga đường sắt Đà Lạt" sẽ thu hút doanh nghiệp đầu tư, nâng cấp để đảm bảo chất lượng sản phẩm, cũng như bổ sung thêm các dịch vụ để phục vụ du khách tốt hơn như tuyến tàu đêm, kết nối các điểm dịch vụ ở phường 11.
Ga Đà Lạt đang là điểm check-in đắt giá. Ảnh Internet
Nhà ga cổ Đà Lạt có hình dáng như núi Lang Biang hùng vĩ với chiều dài 66,5m, chiều ngang 11,4m và chiều cao 11m cùng mái vòm uốn cong. Đây là một công trình kiến trúc vừa duyên dáng vừa độc đáo, kết hợp giữa kiến trúc phương tây và kiến trúc nhà rông Tây Nguyên.
Nhà ga Đà Lạt nằm trên tuyến đường sắt Phan Rang - Đà Lạt dài 84 km, do hai kiến trúc sư người Pháp là Moncet và Reveron thiết kế. Thi công nhà ga là một người Việt - thầu khoán Võ Đình Dung, với kinh phí xây dựng là 200.000 Francs. Công trình (dài 66,5m; ngang 11,4m; cao 11m) được khởi công xây dựng từ năm 1932 và hoàn thành vào năm 1938.
Ga Đà Lạt được chụp năm 1939. Ảnh Internet
Vào thời điểm xây dựng, tuyến đường sắt này có ý nghĩa rất lớn đối với việc giao thương hàng hoá từ Đà Lạt - Nha Trang và Đà Lạt - Sài Gòn. Vật liệu xây dựng được chở lên Đà Lạt thuận lợi với khối lượng lớn, tạo ra sự bùng nổ về xây dựng tại Đà Lạt giai đoạn 1935-1945. Sau năm 1975, gần như toàn bộ đường ray, tà vẹt trên tuyến đường này được tháo gỡ. Năm 1991, đoạn Đà Lạt - Trại Mát được khôi phục hơn 6,7km đường chính, hơn 800m đường ga, chở khách tham quan.
Hiện Ga Đà Lạt đang bán vé vào cổng cho khách tham quan. Ảnh Internet
Toàn tuyến đường sắt này đang được nghiên cứu khôi phục. Tuyến dự kiến đi qua TP. Phan Rang, huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận đến huyện Đơn Dương, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng, dài 83,5km, qua 16 ga và trạm khách. Đường ray khổ rộng 1.000mm, tốc độ thiết kế 30-60 km/h, sử dụng đầu máy diesel và toa xe tải trọng nhẹ. Thời gian thực hiện dự án từ tháng 1/2025 đến 6/2029, thi công từ tháng 6/2026 đến 12/2028, chạy thử và vận hành từ tháng 6/2029 đến 12/2029.
Tuyến đường 300 tỷ đồng nối thẳng vào nhà ga sân bay Tân Sơn Nhất được thúc đẩy tăng tốc
Sân bay Tân Sơn Nhất đón tin vui, nhà ga 11.000 tỷ đồng sẵn sàng ‘về đích’ đúng hạn