Doanh nghiệp Việt đối diện nhiều khó khăn: Không đủ sức để lớn và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, doanh nghiệp vẫn đối mặt với 3 vấn đề: thị trường, vốn và pháp lý. Một số quy định, thủ tục hành chính vẫn chưa được cắt giảm triệt để, gây khó cho doanh nghiệp.
Áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, từ đầu năm 2024 đến nay, tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, bất ổn, khó lường hơn, có những yếu tố thay đổi rất nhanh, nằm ngoài khả năng dự báo, tạo sức ép lớn lên tăng trưởng.
Thực tế hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp, xuất khẩu… mặc dù đã phục hồi tích cực, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh ở các thành phố lớn phải sang nhượng, trả lại mặt bằng thuê ở cả các trung tâm thương mại, tuyến phố trung tâm.
Áp lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngày càng ngay gắt. |
Áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng đối với hàng hóa Việt Nam ở cả thị trường trong nước và quốc tế, và cả trong thu hút FDI.
Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, doanh nghiệp trong nước đang rất khó khăn, không đủ sức để lớn, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng của FDI.
Theo đó, thời gian tới, Bộ KH&ĐT sẽ tiếp tục tập trung tham mưu với Chính phủ các giải pháp, chính sách để phấn đấu hoàn thành Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2024 và đạt cao nhất Kế hoạch 5 năm 2021-2025.
Cơ quan này cũng đang giao Tổng cục thống kê khảo sát tình hình hoạt động, đóng cửa của doanh nghiệp hiện nay.
Bộ KH&ĐT đề xuất tiếp tục ưu tiên cho tăng trưởng, đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp. Trong đó, Bộ kịp thời tháo gỡ ngay các quy định, thủ tục hành chính, quy chuẩn, tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh không hợp lý, không cần thiết, gây khó khăn, vướng mắc, phiền hà cho doanh nghiệp, người dân. Đáng chú ý, Bộ trưởng cho biết, Bộ này đã đề xuất thành lập Ban chỉ đạo cải cách nhà nước, do Thủ tướng làm trưởng ban.
Ngoài ra, Bộ sẽ tham mưu xây dựng hệ thống ngành kinh tế xanh; quy định về chuyển đổi xanh, cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn, để hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp "đầu đàn" và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới như chíp, bán dẫn, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh…
Bộ KH&ĐT tiếp tục chú trọng làm tốt công tác hoàn thiện thể chế, pháp luật. Trong đó, xây dựng, trình Quốc hội Luật Đầu tư công (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 8.
Bộ trưởng cho rằng các doanh nghiệp cần được hỗ trợ từ Nhà nước. Lấy ví dụ, ông Dũng cho biết doanh nghiệp Việt muốn tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất của nhà đầu tư ngoại nhưng không dễ dàng, bởi gặp khó trong việc tiếp cận công nghệ lõi đang nằm trong tay tập đoàn lớn, hay chuỗi cung ứng đã có quan hệ sẵn với nhau. Trong khi, hàng Việt Nam không dễ cạnh tranh với hàng Trung Quốc.
Loạt giải pháp tháo gỡ
Về giải pháp tháo gỡ, ông Dũng cho biết trước những vấn đề nêu trên, thời gian tới sẽ tiếp tục tập trung tham mưu với Chính phủ các nhiệm vụ, giải pháp.
Đầu tiên là tiếp tục ưu tiên cho tăng trưởng, đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, các ngành, lĩnh vực mới. |
Đầu tiên là tiếp tục ưu tiên cho tăng trưởng, đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, các ngành, lĩnh vực mới.
Cụ thể, kịp thời nắm bắt kiến nghị của doanh nghiệp, tham mưu Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành rà soát, tháo gỡ ngay các quy định, thủ tục hành chính, quy chuẩn, tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh không hợp lý, không cần thiết, gây khó khăn, vướng mắc, phiền hà cho doanh nghiệp, người dân.
Cơ quan này đang tham mưu xây dựng hệ thống ngành kinh tế xanh; quy định về chuyển đổi xanh, cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn.
Ngoài ra, cần nghiên cứu xây dựng các chính sách với quy mô đủ lớn, phù hợp, khả thi để hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp "đầu đàn", doanh nghiệp dân tộc và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, các ngành, lĩnh vực mới như chíp, bán dẫn, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh…
Thứ hai là tiếp tục thúc đẩy và làm mới các động lực về tiêu dùng trong nước, đầu tư và xuất khẩu. Bộ chủ động đôn đốc, theo dõi, tham mưu Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện hiệu quả các quy hoạch đã ban hành.
Bộ theo dõi, tham mưu các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để bảo đảm tiến độ các công trình, dự án hạ tầng trọng điểm, quan trọng quốc gia; đẩy mạnh xúc tiến, thu hút các dự án FDI quy mô lớn, công nghệ cao, dự án sản xuất chíp, bán dẫn…
Thứ ba là cần theo dõi sát tình hình lạm phát, làm tốt công tác phân tích, dự báo để kịp thời tham mưu với Chính phủ các giải pháp chỉ đạo, điều hành, quản lý giá cả, bảo đảm kiểm soát lạm phát cả năm đạt cận dưới theo mục tiêu đề ra là 4-4,5%.
Thứ tư là tiếp tục chú trọng làm tốt công tác hoàn thiện thể chế, pháp luật như xây dựng, trình Quốc hội Luật Đầu tư công sửa đổi theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng tính chủ động cho các bộ, ngành, địa phương và giảm bớt thủ tục hành chính trong đầu tư công.
Bộ nghiên cứu, sửa đổi các quy định để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về quản lý vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài.
Bộ KHĐT tổng kết việc thực hiện các cơ chế, chính sách thí điểm, đặc thù cho một số địa phương và cho các dự án, công trình giao thông đường bộ, báo cáo Chính phủ để trình cấp có thẩm quyền xem xét, cho phép mở rộng phạm vi, đối tượng áp dụng đối với các chính sách có hiệu quả.