Doanh thu nghìn tỷ từ kinh doanh trường đại học, giáo dục trở thành 'mỏ vàng mới' cho các nhà đầu tư

28-03-2024 15:48|Mai Chi

Ước tính đến năm 2022, Việt Nam có khoảng 510.000 học sinh học tập tại các trường phổ thông tư thục và 420.000 sinh viên tại các đại học tư nhân.

Năm 2020, Đại học Bách Khoa Hà Nội đã chính thức lập kỷ lục khi là đại học đầu tiên cán mốc doanh thu nghìn tỷ với 1.141 tỷ đồng. Và chỉ trong vòng 2 năm sau, tại Việt Nam đã có 9 trường đại học đạt được thành tích này.

Từ khi quy định 3 công khai được ban hành, các trường đại học đã công bố tình hình tài chính và nhiều trường gây bất ngờ khi nghi nhận doanh thu hàng ngàn tỷ đồng, ngang ngửa với các doang nghiệp lớn trên thị trường hiện nay.

4 nguồn thu chính cho doanh thu của các trường đại học bao gồm: Ngân sách, học phí và lệ phí, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ và nguồn khác (tài trợ từ doanh nghiệp, mạnh thường quân...). Trong số đó, học phí đóng góp tỷ lệ lớn nhất trong tổng thu ví dụ như tại trường Đại học Tôn Đức Thắng, học phí chiếm khoảng 90,3% tổng nguồn thu, con số này ở Đại học Bách khoa Hà Nội là 79,5%; Kinh tế Tp.HCM là 66,6%...

Năm 2022, có 9 trường trong danh sách nghìn tỷ thì có 5 trường ĐH công lập tự chủ, 4 trường tư thục. Hai trường lần đầu đạt doanh thu 1.000 tỷ đồng là Trường ĐH Tôn Đức Thắng và Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.

Doanh thu thấp nhất trong "top" trường nghìn tỷ là Trường ĐH Kinh tế Quốc dân với 1.061 tỷ đồng, ''quán quân'' năm 2022 thuộc về Trường ĐH Văn Lang 1.758 tỷ đồng.

Doanh thu nghìn tỷ từ kinh doanh trường đại học, giáo dục trở thành 'mỏ vàng mới' cho các nhà đầu tư
Đơn vị: tỷ đồng

>> Trường Quốc tế Mỹ có mức học phí 700 triệu đồng/năm bất ngờ 'đem con bỏ chợ', gần 1.400 học sinh nghỉ học giữa chừng

Trường ĐH Văn Lang cũng là trường hợp đặc biệt khi có mức tăng trưởng doanh thu nhanh nhất trong vòng 5 năm gần đây. Đơn vị này có xuất phát điểm khá thấp là 408 tỷ vào năm 2018, 4 năm sau trường thành công ra nhập câu lạc bộ nghìn tỷ khi doanh thu đạt 1.030 tỷ vào năm 2021.

Năm 2022, doanh thu tiếp tục tăng lên hơn 700 tỷ đồng so với năm trước đó lên 1.758 tỷ đồng. Đây là mức tăng khủng nhất trong số các trường.

Tuy nhiên, một số trường lại có nguồn thu tăng giảm thất thường. Có thể kể đến ĐH Bách khoa Hà Nội khi là trường đầu tiên đạt nghìn tỷ nhưng lại giảm trong 2 năm sau đó. Năm 2020 trường có doanh thu 1.141 tỷ đồng nhưng qua năm 2022 giảm còn 1.070 tỷ.

Doanh thu ĐH Kinh tế TP.HCM cũng nhiều biến động, năm 2019 trường ghi nhận doanh thu 903 tỷ đồng nhưng bất ngờ giảm mạnh còn 575 tỷ đồng năm 2020. Tuy nhiên 2 năm sau đó doanh thu trường này bật tăng gần 900 tỷ đồng đạt 1.443 tỷ vào năm 2022

Bên cạnh đó, phải kể đến những trường đại học quốc tế như như RMIT hay Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) với mức học phí ''trên trời''.

Theo website chính thức của trường RMIT Việt Nam, học phí toàn bộ chương trình đại học dao động 955 triệu-1,2 tỷ đồng. Với mức học phí cao cùng số lượng sinh viên nhập học gia tăng, doanh thu năm 2022 của RMIT đạt 186,7 triệu USD, tương đương 4.300 tỷ đồng (tăng 24% so với năm 2021), theo báo cáo thường niên 2022.

Học phí của BUV thấp hơn RMIT một chút, dao động từ 650 triệu-1 tỷ đồng. Cụ thể, chương trình học được cấp bằng bởi trường ĐH London có học phí là 1 tỷ đồng/3 năm. Tuy nhiên chương trình học này chỉ dành cho khối ngành quản trị và kinh doanh.

Doanh thu nghìn tỷ từ kinh doanh trường đại học, giáo dục trở thành 'mỏ vàng mới' cho các nhà đầu tư
Xu hướng chi tiêu cho giáo dục tăng liên tục. Nguồn FiinGroup, HSBC

Báo cáo mới đây của FiinGroup cho thấy các gia đình có xu hướng chi nhiều hơn cho hoạt động giáo dục, đặc biệt cho con học tập tại các trường tư nhân quốc tế hoặc song ngữ.

Trong giai đoạn 2017-2022, số lượng học sinh tại các trường tư thục ở Việt Nam tăng trưởng kép hàng năm 10,9%. Trong đó, quy mô học sinh cấp phổ thông tăng trưởng 10,4% trong khi cấp đại học trở lên tăng 11,5%.

Ước tính đến năm 2022, Việt Nam có khoảng 510.000 học sinh học tập tại các trường phổ thông tư thục và 420.000 sinh viên tại các đại học tư nhân.

Tính đến giữa năm 2022, Việt Nam đã thu hút được hơn 500 dự án đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục với tổng số vốn đầu tư lên tới trên 4 tỷ USD. Mặc dù còn nhiều thách thức và khó khăn nhưng tiềm năng đầu tư vào giáo dục tại Việt Nam vẫn còn rất lớn.

>> Một trường Đại học phát hiện lãnh đạo dùng bằng cấp giả, đến Chủ tịch tập đoàn sáng lập cũng dính lùm xùm chưa tốt nghiệp cấp 2

'Thành phố Đại học' với lâu đài tráng lệ độc nhất ở Việt Nam có học phí 'siêu rẻ', dính vụ kiện HOT

Một trường Đại học phát hiện lãnh đạo dùng bằng cấp giả, đến Chủ tịch tập đoàn sáng lập cũng dính lùm xùm chưa tốt nghiệp cấp 2

Trường ĐH của Việt Nam có đại giảng đường trăm tuổi đẹp như cung điện nước Pháp, học sinh THPT được học trước chương trình đại học

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/doanh-thu-nghin-ty-tu-kinh-doanh-truong-dai-hoc-giao-duc-tro-thanh-mo-vang-moi-cho-cac-nha-dau-tu-228155.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Doanh thu nghìn tỷ từ kinh doanh trường đại học, giáo dục trở thành 'mỏ vàng mới' cho các nhà đầu tư
POWERED BY ONECMS & INTECH