Dòng sông lớn thứ 12 châu Á ‘cõng’ 9 cây cầu khi chảy qua địa bàn Hà Nội
Các cây cầu bắc qua sông Hồng có ý nghĩa quan trọng trong giao thông liên kết cũng như phát triển kinh tế - xã hội của TP. Hà Nội cũng như các địa phương lân cận.
Sông Hồng là con sông lớn thứ 26 trên thế giới, thứ 12 ở Châu Á với chiều dài gần 1.200km, chảy qua miền Bắc Việt Nam và đổ ra Vịnh Bắc Bộ. Trên địa phận Việt Nam, đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài tới 163km, chiếm 1/3 chiều dài của con sông này tại lãnh thổ nước ta.
Hiện nay, có tổng cộng 9 cây cầu bắc qua sông Hồng. Theo quy hoạch đến năm 2030, TP. Hà Nội tiếp tục xây dựng thêm 9 cây cầu nữa nhằm gia tăng kết nối giữa Thủ đô với huyện ngoại thành cũng như các tỉnh lân cận.
Trong số 9 cây cầu bắc qua sông Hồng đang hiện diện, cầu Long Biên là cây cầu lâu đời nhất khi được khánh thành năm 1902. Cầu có chiều dài 2.290m và 896m đường dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40m (kể cả móng), đường dẫn xây bằng đá. Cầu dành cho đường sắt chạy ở giữa, hai bên là đường dành cho xe cơ giới và người đi bộ. Đường cho các loại xe rộng 2,6m và làn đi bộ 0,4m.
> > Đồng Nai khởi động dự án du lịch rộng hơn 1.300ha tại ngọn núi cao thứ 2 Nam Bộ
Cầu Long Biên |
Với tuổi đời hơn 1 thập kỷ, cầu Long Biên đến nay đã lộ rõ dấu hiệu xuống cấp. TP. Hà Nội cũng đang lên kế hoạch, sớm triển khai nâng cấp, tu bổ cây cầu này.
Cầu Thăng Long được hoàn thành năm 1985 với sự giúp đỡ của Liên Xô (cũ). Cầu nằm trên Vành đai 3 Hà Nội, nối huyện Đông Anh và quận Bắc Từ Liêm. Khi mới đi vào hoạt động, đây là cây cầu có quy mô lớn bậc nhất của khu vực Đông Nam Á.
Cầu Thăng Long |
Cầu Thăng Long dùng chung cho cả đường sắt và đường bộ, trong đó đường ô tô dài 3,1km, đường sắt dài 5,5 km, được xây dựng hai tầng với tầng trên 4 làn xe cơ giới và hai dải đi bộ. Tầng dưới cho tàu hỏa chạy 2 chiều và 2 dải cho xe thô sơ.
Cầu Chương Dương hoàn thiện năm 1985 và là cây cầu lớn đầu tiên hoàn toàn do các kỹ sư Việt Nam thiết kế, thi công. Cầu nối 2 quận Hoàn Kiếm và Long Biên với chiều dài 1,2km, rộng 19,5m với 4 làn xe, gồm 2 làn ở giữa cho ô tô và 2 làn bên cho xe máy.
Cầu Chương Dương |
Cầu Trung Hà bắc qua sông Đà. Với vị trí hợp lưu sông Hồng nên trong quy hoạch, TP. Hà Nội đã đưa cây cầu này vào hệ thống cầu vượt sông Hồng.
Cầu nằm trên Quốc lộ 32, nối huyện Ba Vì, TP. Hà Nội với huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Cầu có chiều dài 743m, rộng 11m, gồm 14 nhịp, kết cấu bêtông cốt thép dự ứng lực và đi vào hoạt động năm 2002.
Cầu Trung Hà |
Năm 2006, cầu Thanh Trì được đi vào hoạt động với quy mô 6 làn xe, chiều rộng hơn 33m, dài 3km. Thanh Trì là cầu bêtông cốt thép dự ứng lực dài và rộng nhất Việt Nam tại thời điểm hoàn thành.
Cầu Vĩnh Tuy nối 2 quận Hai Bà Trưng và Long Biên, khánh thành giai đoạn 1 vào năm 2010. Cầu dài 3,7km, mặt cắt ngang giai đoạn 1 là 19,25m, quy mô 8 làn xe, kết cấu dầm hộp bê tông cốt thép dự ứng lực.
Cầu Vĩnh Tuy |
Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 đưa vào sử dụng năm 2023, giúp giảm tải cho cầu Chương Dương. Cầu được thi công với công nghệ đúc hẫng, có chiều dài nhịp đúc hẫng đạt kỷ lục 135m, so với cầu Thanh Trì là 130m.
Cầu Vĩnh Thịnh bắc qua sông Hồng trên Quốc lộ 2C, nối thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội với huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Cầu khởi công tháng 12/2011 và thông xe tháng 6/2014.
Cầu Vĩnh Thịnh |
Đây là cầu vượt sông dài nhất Việt Nam, với chiều dài 5,4km, trong đó phần cầu chính dài 4,4km và đường dẫn dài khoảng 1km. Mặt cầu rộng 16,5m gồm 4 làn xe, tốc độ tối đa 80km/h.
Cầu Nhật Tân khánh thành tháng 1/2015. Đây là cầu dây văng dài nhất Việt Nam với 3,9 km, nối huyện Đông Anh với quận Tây Hồ.
Cầu Nhật Tân |
Cầu gồm 6 nhịp dây văng và 5 trụ tháp hình thoi tượng trưng cho 5 cửa ô của Hà Nội. Dàn đèn trang trí mới giúp cầu Nhật Tân có thể đổi màu tùy biến giữa 5 trụ cầu, hoặc theo ngày, tuần.
Cầu Văn Lang (cầu Việt Trì - Ba Vì) nối Hà Nội với Phú Thọ, nằm ở phía Tây Bắc Thủ đô, kết nối Quốc lộ 32 và Quốc lộ 32C. Công trình do doanh nghiệp đầu tư theo hình thức BOT.
Cầu Văn Lang |
Cầu thông xe năm 2018 với chiều dài 1,5km, rộng 12m với 2 làn xe cơ giới và 2 làn hỗn hợp, kết cấu bêtông cốt thép và bêtông cốt thép dự ứng lực.
Ảnh: Tổng hợp