EVN tốn đến 82% chi phí mua điện

12-06-2023 14:31|Bảo Duy

Với vai trò là người mua duy nhất, EVN đã phải mua hơn 80% sản lượng điện năng còn lại từ các nhà máy điện độc lập với giá điện bình quân 1.757,5 đ/kWh.

Chi phí tài chính tăng đột biến

Tình trạng cắt điện vẫn diễn ra tại nhiều khu vực dân cư ở các tỉnh, thành phố miền Bắc tiếp tục mất điện. Từ ngày 10/6, đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Công thương bắt đầu thanh tra Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị liên quan về nguồn cung điện.

Tại buổi Chuyên đề Tháng 6/2023: Giải bài toán thiếu điện - cách nào? do Hội Truyền thông Số Việt Nam tổ chức, Phó Tổng giám đốc EVN, ông Võ Quang Lâm cho biết hoạt động của EVN, đặc biệt là công tác tài chính được sự giám sát chặt chẽ của 3 cơ quan Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Công thương và Bộ Tài chính. 3 đơn vị này thương xuyên có sự giám sát đối với EVN.

Báo cáo tài chính của EVN là báo cáo hợp nhất từ các đơn vị thành viên, hiện nay EVN có khoảng 35 đơn vị thành viên trong đó có 9 tổng công ty và khoảng 26 đơn vị phụ trợ. Hàng năm, báo cáo hợp nhất này theo quy định phải được tư vấn tài chính kiểm toán độc lập rà soát và có báo cáo.

Sau khi có báo cáo từ công ty kiểm toán, EVN phải trình lên Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ công thương và Bộ tài chính để có phê duyệt.

Về chi phí tài chính tăng đột biến, ông Lâm cho biết, trong giá bán điện bình quân hàng năm được Bộ công thương, Bộ tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp thì chi phí mua điện của tập đoàn chiếm vào khoảng 82% chi phí.

Tập đoàn và 3 tổng công ty phát điện nắm khoảng 38% tổng công suất phát điện nhưng mà sản lượng đóng góp của các nhà máy phụ thuộc tập đoàn bao gồm những nhà máy thủy điện đa mục tiêu cộng thêm Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân và Nhà máy Nhiệt điện Thái bình, tổng con số tập đoàn chủ động được là 14%. Còn 86% là EVN mua trên thị trường.

EVN mua điện dựa theo nhu cầu của hệ thống điện và theo giá chào của các nhà phát điện. Nhìn lại bức tranh cho nhiên liệu vừa qua, Việt Nam cơ bản có 4 loại năng lượng gồm có than, thủy điện, khí và năng lượng tái tạo.

Về giá điện, EVN có một tổ công tác liên ngành, trong đó Bộ Công thương chủ trì, ngoài ra có sự tham gia của Bộ Tài chính, mặt trận tổ quốc, văn phòng chính phủ, Ủy ban kinh tế quốc hội, Hội bảo vệ người tiêu dùng, Hội điện lực... Hàng năm, tổ công tác này sẽ đi rà soát chi phí rồi công bố giá thành của EVN.

Năng lượng tái tạo theo giá FIT

Ông Lâm cho biết thêm, từ năm 2013, Thủ tướng đã có quyết định số 63/2013/QĐ-TTg đưa ra quy định về lộ trình, các điều kiện và cơ cấu ngành điện để hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam.

Theo quyết định này, thị trường phát triển điện cạnh tranh ở Việt Nam được chia làm 3 giai đoạn, giai đoạn 1 là thị trường phát điện cạnh tranh, giai đoạn này đã thực hiện xong từ năm 2013 khi tập đoàn thành lập 3 tổng công ty phát điện 1, 2, 3 và kết thúc vào khoảng năm 2016-2017.

Sau đó chuyển sang giai đoạn bán buôn cạnh tranh, giai đoạn này đã kết thúc vào giai đoạn 2019-2020. Vào thời điểm đó, ngoài EVN thì có thêm 5 tổng công ty điện lực gồm có Điện lực Miền Bắc, Điện lực Miền Nam, Điện lực Miền Trung, Điện lực Thành phố Hà Nội, Điện lực Tp. HCM cũng mua điện trên thị trường cùng với EVN và bán điện lại cho người dân.

Giai đoạn cuối cùng là thị trường bán lẻ cạnh tranh, dù chưa có thị trường bán lẻ cạnh tranh nhưng chúng ta có EVN và 900 doanh nghiệp lẻ và bán với giá theo quy định của chính phủ.

Năm 2020, tập đoàn mua than theo giá trên thế giới vào khoảng 60 USD/tấn, năm 2021 là khoảng 137 USD/tấn, năm 2022 giá than trung bình là 384 USD/tấn. Thậm chí, vào lúc cao điểm nhất trong năm 2022, giá than rơi vào khoảng 490 USD/tấn. Trong vòng 3 năm, giá than tăng gấp 6 lần.

Chính điều này tạo ra chi phí đột biến, tạo ra sự mất cân đối giữ giá bán và giá mua. Và hiện nay, mặc dù giá than có xu hướng giảm những vẫn ở mức khá cao, nằm trong khoảng 137-384 USD/tấn (cao gấp 4 lần năm 2020).

Ở Việt Nam, điện than, điện dầu, điện khí, sinh khối và cả thủy điện cũng được xem là nguồn điện nền. Bởi vậy dù có đắt hơn, phát thải carbon có nhiều hơn trong ngắn hạn chúng ta chưa có nguồn hoặc giải pháp khác thay thế, thì điện chạy bằng than, bằng dầu, bằng khí vẫn được duy trì, huy động để bảo đảm an toàn hệ thống điện.

Về lâu dài, năng lượng tái tạo có thể là nguồn điện năng có giá rẻ nhất nếu chưa tính các phí truyền tải và lưu trữ điện. Hiện cả nước có 85 nhà máy đã ký hợp đồng mua bán điện với EVN nhưng không đủ điều kiện hưởng giá FIT với tổng công suất là 4736 MW.

Vẫn nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc

Về vấn đề nhập khẩu của Việt Nam, chủ trương mua bán điện của Việt Nam từ nước ngoài đã quy định tại Luật Điện lực và các nghị định có liên quan. Việt nhập khẩu điện là chiến lược hạn dựa trên các mối quan hệ chính trị, quốc phòng an ninh của Việt Nam đối với các nước láng giềng nhằm bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia trong mọi tình huống và được xác định trong Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia trong từng thời kỳ.

Từ năm 2015, Việt Nam là nước nhập khẩu năng lượng tinh, đã nhập than, nhập dầu để phát điện và sắp tới sẽ nhập khí LNG. Việc nhập khẩu điện đã được thực hiện từ nhiều năm trước (như với Trung Quốc từ năm 2010, với Lào từ năm 2016).

Nguồn điện nhập khẩu thời gian qua luôn có trong cơ cấu nguồn điện của các quy hoạch phát triển điện lực quốc gia được duyệt. Tuy nhiên, Bộ trưởng Công Thương cho biết tỷ lệ nhập khẩu điện còn rất nhỏ, mới chỉ có 572 MW, bằng 0,73 % công suất đặt hệ thống năm 2022. Nhập khẩu điện thời gian qua chỉ để cung cấp cho khu vực biên giới nên rẻ hơn giá điện năng lượng tái tạo trong nước nếu phải cộng chi phí truyền tải, hao hụt đường dây từ miền Trung, miền Nam ra Bắc là rất cao.

Sản lượng điện nhập từ Trung Quốc liên tục tăng và đạt đỉnh 5,6 tỷ kWh năm 2010 (chiếm 5,6% điện sản xuất toàn hệ thống), bù đắp đáng kể cho lượng điện thiếu hụt trong nước. Kể từ khi thủy điện Sơn La đi vào vận hành (2010-2011), Việt Nam mới cơ bản có đủ nguồn điện, sản lượng điện nhập khẩu ngày càng giảm.

Theo Ủy ban Kinh tế, thời điểm 2020, giá mua điện bình quân từ Trung Quốc là 1.281 đồng/kWh, Lào là 1.368 đồng/kWh, đều rẻ hơn giá mua điện bình quân trong nước (1.486 đồng/kWh).

Như vậy, nhập khẩu điện, kết nối lưới điện và trao đổi điện năng giữa các nước trong khu vực là cần thiết nhằm đa dạng hóa loại hình nguồn điện, nhất là điện nền để trong tương lai chúng ta có thể khai thác, phát triển năng lượng tái tạo trong khi chưa có nguồn điện nền khác thay thế.

Cổ phiếu điện khởi sắc, REE có thêm trăm tỷ lãi đầu tư chứng khoán

Lãi đậm nhờ bán điện cho EVN, cổ phiếu Thủy điện Thác Bà âm thầm vượt đỉnh

Sẽ chuyển giao chủ đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn III và Ô Môn IV sang PVN

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/evn-ton-den-82-chi-phi-mua-dien-187333.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
EVN tốn đến 82% chi phí mua điện
POWERED BY ONECMS & INTECH