100 trên tổng số hơn 64.000 cổ đông FLC vừa tham dự ĐHCĐ bất thường, thông qua nhiều kế hoạch đáng chú ý của Tập đoàn.
CTCP Tập đoàn FLC công bố Nghị quyết ĐHCĐ bất thường thông qua một số vấn đề quan trọng liên quan đến chuyển trụ sở và đổi thay đổi nhân sự cấp cao.
Tại Đại hội, Tập đoàn FLC thông báo trụ sở mới sẽ được dời từ 265 Cầu Giấy về tòa nhà FLC Landmark, đường Lê Đức Thọ, Phường Mỹ Đình, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.
Về nhân sự, ông Doãn Hữu Đoàn và ông Lê Thái Sâm được duyệt thông qua miễn nhiệm vị chức vụ thành viên HĐQT. Nhân sự thay thế bao gồm ông Lê Tiến Dũng và ông Ngô Đặng Hoàng Anh.
Ông Lê Thái Sâm - cựu thành viên HĐQT Tập đoàn FLC |
Trong số này, ông Lê Thái Sâm (người đang đảm nhiệm ghế Chủ tịch hãng hàng không Bamboo Airways) là nhân vật đáng chú ý khi đã nộp đơn xin từ nhiệm từ ngày 10/8/2023. Như vậy sau 7 tháng, đơn xin từ nhiệm của ông Sâm mới được thông qua.
Ông Lê Thái Sâm (1964) gia nhập HĐQT Tập đoàn FLC sau biến cố của các lãnh đạo cấp cao FLC với tư cách là chủ nợ lớn của Tập đoàn.
Hồi đầu tháng 5/2023, phía FLC đã đồng ý chuyển nhượng hơn 400 triệu cổ phần tại Bamboo Airways cho ông Sâm. Bamboo Airways sau đó cũng thông báo đã tách, độc lập hoàn toàn khỏi Tập đoàn.
Ông Sâm được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT hãng bay này hồi đầu tháng 7/2023 thay cho người tiền nhiệm trước đó là ông Oshima Hideki. Hiện vị lãnh đạo nắm hơn 50% cổ phần tại Bamboo Airways.
FLC thông qua việc miễn nhiệm chức vụ thành viên Ban Kiểm soát đối với ông Nguyễn Tri Thống và ông Nguyễn Quang Thái. 2 nhân sự thay thế thế bà Nguyễn Thị Vân Anh và bà Nguyễn Thu Hiền.
Thời gian miễn nhiệm có hiệu lực đối với 4 lãnh đạo trên đều từ 20/2/2024 |
Tại đại hội, cổ đông hỏi về chức vụ, vai trò hiện tại của 22 bị can bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú (ngày 28/1/2023) liên quan đến vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tập đoàn FLC.
Phúc đáp, đại diện tập đoàn cho biết trong số 22 người nói trên, có một số nhân sự là nguyên lãnh đạo, nhân viên cũ của Tập đoàn. Tuy nhiên, sự việc phát sinh tại thời điểm các các nhân này chưa giữ vị trí lãnh đạo FLC và xuất phát từ các công việc liên quan đến hoạt động của FLC Faros từ trước năm 2017. Tại thời điểm khởi tố, các cá nhân trên đều không còn làm việc tại FLC.
Lãnh đạo FLC cũng nhấn mạnh sự việc này hoàn toàn không tác động hoặc làm thay đổi các định hướng quan trọng của doanh nghiệp thời điểm hiện tại.
Chia sẻ về lý do chuyển trụ sở chính, phía FLC thông tin đây là hoạt động nằm trong kế hoạch tái cấu trúc toàn diện của Tập đoàn nhằm tiết giảm chi phí vận hành, tập trung nguồn lực cho hoạt động kinh doanh.
Trụ sở Tập đoàn FLC tại Cầu Giấy trước thời điểm ông Trịnh Văn Quyết bị bắt hồi tháng 3/2022 |
Được biết, dự án văn phòng, căn hộ số 265 Cầu Giấy được Tập đoàn FLC khởi công từ năm 2015 với tổng vốn 5.200 tỷ đồng, bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2019. Dự án có tổng diện tích các sàn hơn 101.000m2 với 42 tầng gồm 4 tầng hầm và 38 tầng nổi.
Đây cũng là một trong những tài sản chính được FLC dùng để thế chấp cho các nghĩa vụ trả nợ của các công ty thành viên phát sinh tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) trước đó. Tháng 11/2020, HĐQT FLC đã đồng ý sử dụng tòa tháp văn phòng này để gán toàn bộ nghĩa vụ trả nợ của FLC, FLC Faros, FLCHomes, Bamboo Airways phát sinh tại OCB.
Đến cuối tháng 6/2022, FLC đã ban hành Nghị quyết HĐQT thông qua việc cùng với FLCHomes mua lại tòa nhà 265 Cầu Giấy từ OCB.
Ngày 29/8, Hội đồng Quản trị FLCHomes đã thông qua việc chấm dứt hợp đồng mua bán tài sản giữa công ty này, FLC và OCB. Theo đó, hợp đồng sẽ hết hiệu lực khi FLC và FLCHomes liên đới hoàn trả toàn bộ khoản tiền đã nhận theo quy định tại Hợp đồng mua bán tài sản cho OCB.
Ngay sau đó, phía FLC và FLCHomes đã mua lại tòa nhà Bamboo Airways từ Ngân hàng OCB và bán cho CTCP Gateway Hà Nội với giá 2.000 tỷ đồng.
>> Siêu dự án FLC Quảng Bình 20.000 tỷ đồng giờ ra sao sau khi dàn lãnh đạo FLC bị bắt?
FLC tiếp tục khất trả nợ gốc và lãi lô trái phiếu hơn 1.000 tỷ đồng
Cảnh hoang tàn, sắt thép hoen rỉ trong siêu dự án của FLC Quảng Bình