Vĩ mô

Foxconn, Samsung, LG và hàng loạt ông lớn FDI sẽ phải nộp thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2025

Khúc Văn 20/10/2023 - 07:49

Các quy định về áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu được OECD đề xuất và sẽ áp dụng từ năm 2024, nên các quốc gia trong đó có Việt Nam cần ban hành cơ sở pháp lý cho doanh nghiệp nước ngoài thực hiện kê khai.

Ông Vũ Tuấn Anh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho biết, các quy định về áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu được OECD đề xuất và sẽ áp dụng từ năm 2024, nên các quốc gia trong đó có Việt Nam cần ban hành cơ sở pháp lý cho doanh nghiệp nước ngoài thực hiện kê khai. Nhưng trên thực tế, việc nộp thuế sẽ thực hiện từ năm 2025 nên Kỳ họp thứ 6 tới chưa đưa vào nội dung họp và thảo luận.

“Ông lớn” FDI sẽ phải nộp thuế từ năm 2025

Liên quan đến vấn đề về thuế tối thiểu toàn cầu và ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp với doanh nghiệp công nghệ cao, thông tin tại họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, ông Vũ Tuấn Anh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho biết, các quy định về áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu được Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đề xuất và sẽ áp dụng từ năm 2024, nên các quốc gia trong đó có Việt Nam cần ban hành cơ sở pháp lý cho doanh nghiệp nước ngoài thực hiện kê khai. Nhưng trên thực tế, việc nộp thuế sẽ thực hiện từ năm 2025 nên Kỳ họp thứ 6 tới chưa đưa vào nội dung họp và thảo luận.

Foxconn, Samsung, LG và hàng loạt ông lớn FDI sẽ phải nộp thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2025
Thuế tối thiểu toàn cầu là chính sách đặc biệt quan trọng vì nó sẽ tác động ngay và luôn tới quá trình thu hút FDI.

Ông Vũ Tuấn Anh nêu, đây là các chính sách thuế quan trọng và chưa có tiền lệ nên cần được nghiên cứu kỹ lưỡng và thấu đáo, vừa giữ chân nhà đầu tư, vừa không vi phạm các nguyên tắc quốc tế và không ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của đất nước.

“Do đó, Quốc hội đã giao Chính phủ hoàn thiện tờ trình các văn bản liên quan, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định ở thời điểm thích hợp, đáp ứng thời gian thực thi. Về vấn đề cải cách tiền lương, ông Đinh Ngọc Quý, Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho biết, nguồn kinh phí đã được chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn từ 2024-2026”, ông Tuấn Anh nói.

Thuế tối thiểu toàn cầu sẽ tác động ngay và luôn tới thu hút FDI

Theo ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, phần lớn các nước đầu tư ra nước ngoài sẽ áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024 để thu thêm phần chênh lệch từ mức thuế thực tế so với thuế tối thiểu toàn cầu (15%); trong đó có các nước, vùng lãnh thổ có số vốn đầu tư lớn vào Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hong Kong (Trung Quốc) và Singapore. Trong khối ASEAN, Indonesia và Malaysia sẽ áp dụng từ năm 2024. Thái Lan đến năm 2025 mới áp dụng nhưng tháng 2 vừa qua, Nội các nước này đã phê duyệt các biện pháp hỗ trợ thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu. Việt Nam càng chậm chân, sức ép cạnh tranh sẽ càng lớn.

Cũng về vấn đề này, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế, đã cảnh báo rằng, chính sách thuế tối thiểu toàn cầu tác động "ngay và luôn" đến thu hút FDI chứ không phải chờ đến ngày áp dụng. Bởi vì, các nhà đầu tư đã tính toán đến việc thực thi chính sách này để quyết định đầu tư năm nay và những năm tiếp theo.

Trong chuỗi các sự kiện gần đây về thuế tối thiếu toàn cầu, các chuyên gia trong và ngoài nước đều thống nhất rằng Việt Nam nên chủ động áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu để giành quyền đánh thuế và có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp FDI chịu tác động để bảo đảm cạnh tranh hiệu quả trong thu hút FDI.

Về cách đánh thuế, các chuyên gia của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam và các công ty kiểm toán cũng như các hãng luật... đều khuyến nghị Việt Nam áp dụng "thuế tối thiểu nội địa bổ sung đạt chuẩn" (viết tắt là QDMTT) theo quy tắc mẫu GloBE thay vì áp dụng thuế tối thiểu nội địa bổ sung chung (15%).

Lý do, QDMTT là cơ chế đạt chuẩn theo quy định của OECD. Các cơ chế khác (ví dụ áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 15%) sẽ không thống nhất theo công thức tính của OECD, dẫn đến tổng nghĩa vụ thuế của toàn tập đoàn sẽ bị tăng lên. Việc này vừa gây thiệt hại về tài chính cho nhà đầu tư, vừa gây khó khăn trong việc áp dụng và không thể hiện được sự hội nhập chính sách thuế của Việt Nam với quốc tế.

Về các cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp FDI chịu tác động của thuế tối thiểu toàn cầu, các chuyên gia cho rằng Việt Nam nên tăng cường các chính sách dựa trên cơ sở chi phí. "Chính sách được đề xuất hàng đầu là thông qua trợ cấp trực tiếp hoặc cho cấn trừ chi phí vào thuế phải nộp và được hoàn theo chuẩn của OECD đối với một số loại chi phí như chi phí đầu tư hạ tầng, chi phí sản xuất, nghiên cứu phát triển, nhân lực...", Trong khi đó, ông Bùi Ngọc Tuấn - Phó Tổng giám đốc tư vấn thuế, Công ty TNHH Deloitte Việt Nam gợi ý. Một số quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia đã nội luật hóa các chính sách ưu đãi theo chi phí đầu tư và theo ông Tuấn, Việt Nam hoàn toàn có thể tham khảo.

Thành viên 'nhà' GELEX trở thành điểm đến cho 18 tỷ USD vốn đầu tư

Được hàng loạt ‘đại bàng’ Foxconn, Luxshare, Goertek,... rót vốn, Nghệ An nổi lên là điểm sáng thu hút đầu tư FDI của cả nước

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/foxconn-samsung-lg-va-hang-loat-ong-lon-fdi-se-phai-nop-thue-toi-thieu-toan-cau-tu-nam-2025-206688.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Foxconn, Samsung, LG và hàng loạt ông lớn FDI sẽ phải nộp thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2025
    POWERED BY ONECMS & INTECH