Gấp rút đến mỏ khí đốt vì thấy ‘nước thải lạ’ trong đá: Đưa công nghệ cao vào cuộc làm xuất hiện ‘kho báu’ giúp Mỹ có thể càng thêm vô địch thế giới

26-05-2024 09:00|Bạch Linh

Nhu cầu về một loại kim loại quý đang gia tăng mạnh mẽ trên toàn thế giới - với giá tăng khoảng 500%/năm. Đáng chú ý, Mỹ vừa phát hiện ra một “mỏ kho báu” lớn chứa kim loại này.

Theo Live Science, các nhà khoa học đã phát hiện ra một lượng lớn lithium chưa được khai thác ẩn trong nước thải từ một địa điểm khai thác khí đốt ở Pennsylvania, Mỹ.

Theo nghiên cứu mới được công bố ngày 16/4 trên tạp chí Scientific Reports, nước thải được tạo ra từ kỹ thuật thủy lực cắt phá các đá bên trong giếng khí Marcellus Shale - chứa đủ lithium để đáp ứng 40% nhu cầu của Mỹ. Nhà nghiên cứu Justin Mackey ở Phòng thí nghiệm Công nghệ Năng lượng quốc gia và cộng sự cho biết: “Chúng tôi không biết có bao nhiêu trong đó”.

Hiện tại, 90% nguồn cung cấp lithium trị giá 8 tỷ USD trên thế giới được sản xuất ở Australia, Chile và Trung Quốc. Nguyên tố hiếm này rất cần thiết đối với sản xuất pin xe điện, điện thoại di động, máy tính xách tay, đồng hồ thông minh và thuốc lá điện tử. Nhu cầu về kim loại quý này hiện nay đang tăng mạnh mẽ, với giá tăng khoảng 500%/năm.

Được biết, hiện tại Mỹ chỉ có một mỏ lithium duy nhất đang hoạt động ở Nevada. Điều này có nghĩa số lượng lớn lithium phải được nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, do tầm quan trọng của lithium đối với kế hoạch chuyển đổi sang năng lượng xanh hiện nay, các quan chức của Bộ Năng lượng Mỹ đã đặt mục tiêu tất cả lithium sử dụng ở Mỹ sẽ được sản xuất trong nước vào năm 2030. Hiện nay, nhiều mỏ khác được lên kế hoạch mở tại những bang như Nevada, California và North Carolina.

Gấp rút đến mỏ khí đốt vì thấy ‘nước thải lạ’ trong đá: Đưa công nghệ cao vào cuộc làm xuất hiện ‘kho báu’ giúp Mỹ có thể càng thêm vô địch thế giới
Các nhà khoa học đã phát hiện ra một lượng lớn lithium chưa được khai thác ẩn trong nước thải từ một địa điểm khai thác khí đốt ở Pennsylvania, Mỹ

Phát hiện mới cũng có thể dẫn tới phương pháp mới để thu thập lithium mà không cần khai thác nhiều mỏ hơn.

Các nhà nghiên cứu phát hiện "kho báu lớn" - nguồn lithium ở Pennsylvania nhờ đưa công nghệ cao vào cuộc - kỹ thuật thủy lực cắt phá trong khu vực. Sau khi nghiên cứu và đánh giá lượng nước thải từ quá trình, họ đã phát hiện ra rằng nó chứa một lượng lithium cực lớn.

Sản phẩm phụ của thủy lực cắt phá thường được coi là chất thải. Chuyên gia Mackey cho biết “Nước thải từ dầu khí là một vấn đề ngày càng nhiều lên. Hiện tại, nó mới chỉ được xử lý và bơm lại ở mức tối thiểu”.

Tuy nhiên, nhờ phát hiện mỏ lithium mới, Mackey cho biết công nhân có thể chiết xuất nguyên tố này và tận dụng sản phẩm phụ từ quá trình thủy lực cắt phá. Kết quả từ phòng thí nghiệm cho thấy lithium có thể được chiết xuất từ nước thải với hiệu suất lên tới 90%.

Các nhà khoa học đề xuất rằng nghiên cứu tương lai nên tập trung vào tác động môi trường khi khai thác lithium từ nước thải và xây dựng một cơ sở thí điểm nhằm thực hiện điều đó một cách hiệu quả.

>> Mỹ phát hiện ‘kho báu ngầm’ khổng lồ, dự kiến ‘dội gáo nước lạnh’ vào tham vọng thống trị pin xe điện của Trung Quốc

Người dân Mỹ điêu đứng vì lạm phát

Elon Musk phản đối Mỹ đánh thuế cao xe điện Trung Quốc, gây méo mó thị trường

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/gap-rut-den-mo-khi-dot-vi-thay-nuoc-thai-la-trong-da-dua-cong-nghe-cao-vao-cuoc-lam-xuat-hien-kho-bau-giup-my-co-the-cang-them-vo-dich-the-gioi-236137.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Gấp rút đến mỏ khí đốt vì thấy ‘nước thải lạ’ trong đá: Đưa công nghệ cao vào cuộc làm xuất hiện ‘kho báu’ giúp Mỹ có thể càng thêm vô địch thế giới
    POWERED BY ONECMS & INTECH