Sống

Gia Cát Lượng không phải họ “Gia Cát”, bí ẩn đằng sau chuyện đổi họ là gì?

Nhật Linh 25/08/2023 - 08:49

Hóa ra Gia Cát Lượng không phải họ Gia Cát như chúng ta vẫn lầm tưởng.

Gia Cát Lượng (181 - 234), tự là Khổng Minh, hiệu là Ngọa Long, là một quân sư, nhà chính trị, ngoại giao kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc. Ông được coi là khai quốc công thần, Thừa tướng của nhà Thục Hán trong thời Tam Quốc.

Là một nhân vật có thật trong lịch sử Trung Hoa nhưng hình tượng Khổng Minh Gia Cát Lượng được biết đến chủ yếu qua cuốn tiểu thuyết nổi tiếng "Tam Quốc diễn nghĩa" của nhà văn La Quán Trung.

Gia Cát Lượng không phải họ “Gia Cát”, bí ẩn đằng sau chuyện đổi họ là gì?

Hé mở về thân thế Gia Cát Lượng

Năm 223 SCN, sau khi Lưu Bị qua đời, Lưu Thiện đã nói một câu hé lộ bí ẩn về thân thế của Gia Cát Lượng được chép lại trong cuốn “Ngụy Lược”. Theo quy tắc thời bấy giờ, năm hoàng đế qua đời không thể sửa đổi niên hiệu. Nghĩa là năm 223 chính là năm Chương Vũ thứ 3, niên hiệu mới sẽ bắt đầu tính từ năm 223 do tân quân đặt ra. Lưu Bị vừa qua đời vào tháng 4, đến tháng 5, Lưu Thiện đổi niên hiệu thành Kiến Hưng Nguyên Niên.

Theo lý thuyết, đây là bất kính lớn đối với Tiên hoàng, nhưng Lưu Thiện nhất định phải làm như vậy. Quần thần dưới trướng cũng không thể chống đối nên đành phải làm theo ý chỉ của Lưu Thiện. Cửa ải quần thần rất dễ qua, nhưng Gia Cát Lượng lại không dễ dàng như vậy. Lưu Thiện nói với Gia Cát Lượng một câu: “Chính do Cát thị, tế tắc quả nhân”

Theo câu nói này, Gia Cát Lượng mang họ Cát, song Gia Cát Lượng còn có một người anh trai là Gia Cát Cẩn, em trai Gia Cát Quân, ba người đều thuộc họ Gia Cát. Vậy thực hư thế nào?

Gia Cát Lượng không phải họ “Gia Cát”, bí ẩn đằng sau chuyện đổi họ là gì?

Theo sử sách ghi chép, Gia Cát Lượng là người Lang Nha, hậu nhân của Hán triều Tư Lệ Hiệu Úy Gia Cát Phong. Lần theo lịch sử, tổ tiên của Gia Cát Lượng ở Lang Nha Dương Đô (nay là Lâm Nghi, Sơn Đông, Trung Quốc).

Lang Nha có một vị tướng lĩnh nổi tiếng trong thời tiền Tần là Cát Anh. Trong Sử ký - Trần Thiệp thế gia của Tư Mã Thiên có ghi chép một câu: "Cát Anh đến Đông thành, lập Tương Vương làm Sở vương. Đến Trần, Trần vương tru sát Cát Anh". Cát Anh vì công lao quá lớn, bị Trần Thiệp sát hại. Tuy nhiên, sau khi nhà Hán thành lập, Lưu Bang vẫn nhớ tới công lao của ông nên phong Cát Anh làm Gia huyện hầu.

Kể từ đó, hậu nhân của Cát Anh khi giới thiệu bản thân thường tự xưng là "Gia huyện chi Cát" (họ Cát đến từ huyện Gia) để phân biệt mình và họ Cát khác ở Dương Đô. Theo thời gian, hậu nhân của Cát Anh đơn giản gọi mình là "Gia Cát". Mà Gia Cát Lượng chính là hậu nhân của Cát Anh.

Nguyên nhân đằng sau chuyện đổi họ

Nhiều người có lẽ sẽ thắc mắc, vì sao người xưa lại đổi họ, đây không phải là sự bất kính với tổ tiên sao? Thật ra, phía sau có ba nguyên nhân chủ yếu.

Gia Cát Lượng không phải họ “Gia Cát”, bí ẩn đằng sau chuyện đổi họ là gì?

Thứ nhất, để tránh họa. Sau khi Kinh Kha (môn khách của Thái tử Đan nước Yên) ám sát Tần vương không thành, Tần Thủy Hoàng ồ ạt tàn sát thành đô nước Yên, hậu nhân của Điền Quang được liệt vào danh sách truy nã hàng đầu. Những người này vì tránh sự truy bắt, đổi họ thành "Quang".

Thứ hai, căn cứ vào phong địa. Ví dụ như Lữ Công Vọng, tên thật là Khương Tử Nha, vì có công trong trận Vũ vương phạt Trụ nên được phong địa ở Lữ, vì thế đặt Lữ thành họ của mình.

Thứ ba, họ hợp thành, chính họ của Gia Cát Lượng như đã nói ở trên. Vì Dương Đô vốn đã có người họ Cát, hậu nhân của Cát Anh cố ý gọi mình là "Gia huyện chi Cát", ý chỉ gia tộc họ Cát từ huyện Gia chuyển đến Dương Đô sinh sống.

Ly kỳ những ngôi mộ bí ẩn nhất lịch sử Trung Hoa: Người được thờ bằng mộ giả, nơi chứa đựng 800 tấn châu báu

Lời tiên tri ứng nghiệm của Gia Cát Lượng về cuộc đời của Võ Tắc Thiên khiến hậu thế ngỡ ngàng

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/gia-cat-luong-khong-phai-ho-gia-cat-bi-an-dang-sau-chuyen-doi-ho-la-gi-198006.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Gia Cát Lượng không phải họ “Gia Cát”, bí ẩn đằng sau chuyện đổi họ là gì?
    POWERED BY ONECMS & INTECH