Thị trường chứng khoán đang diễn biến tiêu cực, song nhiều cổ phiếu dầu khí lại bền bỉ “lội ngược dòng”. Những yếu tố nào đang nâng đỡ chỉ số cho cổ phiếu của nhóm này?
Kết thúc phiên giao dịch ngày 06/10/2022. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã diễn ra không mấy tích cực khi VN-Index có 66 mã sàn, 429 mã giảm điểm nhưng nhóm cổ phiếu dầu khí lại có sắc xanh xuyên suốt trong phiên chỉ chịu áp lực bán vào cuối phiên, với mã BSR giữ vững mốc tham chiếu, PVD, PVS, PVC giữ giá tốt hơn so với thị trường. Thanh khoản của nhóm này cũng cao hơn so với những ngày trước đó.
Nhiều nhà đầu tư cho rằng, nhóm cổ phiếu dầu khí có thể diễn biến tích cực hơn do giá dầu hồi phục. Để giúp nhà đầu tư hiểu rõ thông tin, chúng tôi xin điểm lại các vấn đề chính của nhóm cổ phiếu này và điểm qua thông tin từng doanh nghiệp.
Chuỗi giá trị ngành dầu khí
Thượng nguồn: Các nhà thầu dầu khí như PVEP, VSP sở hữu những mỏ dầu khí và sẽ thuê các dịch vụ dầu khí để thực hiện thăm dò và khai thác. Các công ty kỹ thuật dầu khí bao gồm PVD (cung cấp dịch vụ khoan); PVS (cung cấp các dịch vụ khai thác còn lại bao gồm tàu và cảng) những công ty này sẽ hỗ trợ các nhà thầu dầu khí để thực hiện việc thăm dò và khai thác dầu khí.
Trung nguồn: chủ yếu cung cấp dịch vụ tù trữ và vận chuyển, trong phân khúc này có các cổ phiếu là GAS, PVB, PVT
Hạ nguồn: có nhà máy lọc dầu, như nhà máy lọc dầu Bình Sơn và nhà máy lọc dầu Nghi Sơn. Trên sàn thì có nhà máy lọc dầu Bình Sơn sẽ tiếp nhận dầu thô từ PVT vận chuyển tới và thực hiện lọc dầu thành những sản phẩm xăng dầu. Sau đó PVT vận chuyển sản phẩm xăng, dầu đến các nhà phân phối như PLX và OIL.
Triển vọng giá dầu
6 tháng đầu năm giá dầu tăng rất mạnh do căng thẳng giữa Nga và Ukraine dẫn đến nguy cơ thiếu hụt nguồn cung. 2 tháng gần đây thì giá dầu giảm từ mức 120USD xuống 80-90 USD/thùng, do lo ngại về rủi ro suy thoái sẽ tác động đến nhu cầu dầu thô.
Triển vọng giá khí
Hiện tại căng thẳng giữa Nga và Ukraine dẫn đến giá khí rất cao và triển vọng cho thấy năm 2023 giá khí vẫn tiếp tục cao nữa nhưng trong dài hạn sẽ giảm về mức hợp lý hơn. Việt Nam sẽ bắt đầu nhập khẩu khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) từ năm 2023.
Giá dầu dài hạn ở mức 75USD/ thùng sẽ hỗ trợ sự phát triển của các dự án khí mới trong nước.
Trữ lượng dầu và khí ở Việt Nam khá dồi dào. Theo dữ liệu của BP Statistics, Việt Nam đang giữ 4,4 tỷ thùng dầu và đứng thứ 3 khu vực châu Á Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trữ lượng dầu đang nằm trong khu vực khó khai thác và đang tranh chấp. Tuy nhiên, trữ lượng khí rất lạc quan, Việt Nam có khoảng 600 tỷ mét khối khí (tương đương với 60 năm khai thác) cho nên tiềm năng khai thác khí rất tốt.
Với trữ lượng dầu khí như vậy thì theo kế hoạch của chính phủ, sản lượng khai thác dầu của Việt Nam sẽ giảm từ 10-12 triệu tấn/năm xuống gần 9 triệu tấn/ năm trong 2022-2025 do sản lượng mỏ cũ suy giảm và chậm đầu tư vào dự án mỏ mới.
Triển vọng sản lượng khí lại rất khả quan. Trong giai đoạn 2022-2026, kỳ vọng sản lượng khai thác khí ở mức 8-8.5 tỷ m3/ năm trước khi tăng lên 10 tỷ m3/ năm vào năm 2027 với sản lượng từ mỏ khí Lô B và Cá Voi Xanh.
PVS - Chi phí tăng ảnh hưởng biên lợi nhuận mảng Cơ khí dầu khí.
PVS là cổ phiếu đầu tiên hưởng lợi khi dự án Lô B được phát triển. Trong dài hạn, PVS cũng có tiềm năng từ các dự án điện gió ngoài khơi, PVS đang thực hiện dự án điện gió ngoài khơi cho Hải Long - Đài Loan và đang học hỏi kinh nghiệm để phát triển nhiều dự án điện gió hơn tại VN trong tương lai.
PVS có tiềm năng rất lớn từ các dự án cùng LNG, PVS đang xây dựng công LNG Thị Vải - giai đoạn 1. PVS hiện cũng đang tìm kiếm cơ hội việc làm cho các dự án công LNG Thị Vải – giai đoạn 2, cảng LNG Sơn Mỹ và Cà Mau.
Mảng FSO/FPSO mang lại dòng tiền/ lợi nhuận ổn định với năng lực tài chính mạnh
PVD - Kỳ vọng giá thuê ngày cao hơn trong năm 2023
PVD sở hữu đội khoan dầu trẻ và hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tính trung bình, các giản khoan tự nâng (JU) của PVD có tuổi thọ 11 năm (so với tuổi thọ trung bình của giản JU khoảng 30-35 năm), trong khi giàn TAD của công ty chỉ mới 9 năm tuổi. Các giàn khoan hiện đang hoạt động với hiệu suất hoạt động cao 80%-90%, có hệ số hiệu quả cao là 97% và cạnh tranh trực tiếp với các công ty khoan dầu của Mỹ như Transocean và Seadrill
PVD có triển vọng tích cực hơn từ năm 2023 với kỳ vọng sự phục hồi mạnh mẽ vào năm 2023 với LNST sau lợi ích CĐTS cốt lõi tăng 6, 6 lần YoY do giá thuê ngày của giãn JU tăng 15% YoY và đội giàn khoan hoạt động gần 100% công suất
Giàn TAD đóng góp vào dòng tiền từ năm 2022. Giàn TAD đã bắt đầu thực hiện hợp đồng khoan kéo dài 10 năm cho Shell tại Brunei vào đầu năm 2022, và bắt đầu đóng góp dòng tiền sau 5 năm không hoạt động
Nhu cầu xăng dầu hồi phục thúc đẩy sản lượng tiêu thụ và biên xăng dầu.
Biên xăng dầu thể hiện lợi nhuận của các nhà máy lọc dầu, đặc biệt là BSR. Dự phòng rằng biên xăng dầu sẽ hạ nhiệt từ năm 2023, tuy nhiên, biên xăng dầu vẫn cao hơn so với thời gian trước và hỗ trợ lợi nhuận của các nhà máy lọc dầu.
Ước tính trong năm 2022, sản lượng tiêu thụ xăng dầu sẽ được hồi phục 7% so với năm 2021, trong dài hạn, sản lượng tiêu thụ xăng dầu tăng 5.5% từ năm 2022 đến năm 2026.
Trong 6 tháng đầu năm, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn bị sự cố về nhà máy và tài chính, do vậy, không cung cấp đủ nguồn cung cho thị trường.
Tuy nhiên, theo thông tin từ Bộ Công Thương, 2 nhà máy lọc dầu Bình Sơn và Nghi Sơn đang hoạt động 100% công suất, như vậy, dự kiến sẽ cung cấp 72% nhu cầu trong quý 3 và 80% nhu cầu trong quý 4. Kỳ vọng sẽ đáp ứng 60% - 65% trong cả năm.
BSR - Định giá hấp dẫn khi lợi nhuận đạt mức kỉ lục
Nhà máy lọc dầu Bình Sơn là nhà máy lọc dầu trẻ và thị phần thống trị trong khi Việt Nam đang có nhu cầu cao cho các sản phẩm lọc dầu.
BSR sẽ được hưởng lợi từ mức tăng trưởng mạnh mẽ trong tiêu thụ sản phẩm lọc. Với 2 nhà máy lọc dầu tại Việt Nam, với kỳ vọng sản lượng trong nước chỉ đáp ứng 60-65% tổng nhu cầu xăng dầu của Việt Nam trong dài hạn.
Biên xăng dầu diesel dài hạn sẽ trở lại mức trung bình trong giai đoạn 2015-2019. Việc nối lại các hoạt động đi lại, vận tải và công nghiệp sẽ tiếp tục thúc đẩy nhu cầu đối với các sản phẩm xăng dầu trong dài hạn, chúng tôi kỳ vọng giá xăng dầu sẽ tiếp tục tăng nhanh hơn giá dầu thô.
BSR đang tiến hành nghiên cứu khả thi cho kế hoạch nâng cấp & mở rộng sửa đổi với vốn đầu tư liên quan có khả năng giảm từ 1,8 tỷ USD còn 1,2 tỷ USD.
BSR có thể hoàn thành kế hoạch vốn đầu tư thấp hơn cho dự án nâng cấp và mở rộng, chuyển niêm yết sang sàn HOSE nhưng rủi ro giá dầu biến động mạnh dẫn đến sự biến động lớn của biên xăng dầu và dự phòng hàng tồn kho.
PLX - Nguồn cung trong nước sẽ cải thiện trong năm 2023.
Theo VCS dự báo lợi nhuận PLX giảm 37,2% YoY trong năm 2022 do nguồn cung trong nước không ổn định trong quỷ 1/2022, giá nhập khẩu cao làm ảnh hưởng đến lợi nhuận/lít của mảng phân phối xăng dầu và dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Tuy nhiên, kỳ vọng lợi nhuận của PLX sẽ phục hồi 97,7% YoY vào năm 2023 với nguồn cung trong nước và nhập khẩu ổn định và phù hợp kế hoạch. Mô hình cửa hàng bán lẻ tích hợp và hoạt động kinh doanh LNG có thể là động lực tăng trưởng trong dài hạn.
PLX có thể tạo ra tăng trưởng dài hạn từ các dịch vụ ngoài xăng dầu (cửa hàng tiện lợi dịch vụ rửa xe) tại 2.700 trạm xăng dầu hiện hữu. PLX đang thử nghiệm mô hình rửa xe bảo dưỡng xe tự động dưới sự tư vấn của đối tác. chiến lược ENEOS Corporation (Nhật Bản).
Trong khi đó, PLX đặt mục tiêu đầu tư 700 triệu USD vào kho LNG Nam Văn Phong trong giai đoạn 2022-2025. Theo Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, kế hoạch của Chính phủ đối với tăng trưởng mức tiêu thu xăng dầu Việt Nam là 5,5%/năm - gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng toàn cầu dự kiến là 1,6% (theo IEA).
Cổ phiếu dầu khí chuyển đỏ trước áp lực bán trên toàn thị trường