Giá phân bón nhập khẩu của Việt Nam tăng mạnh trong tháng 8

19-09-2022 14:58|Quốc Bảo

Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2022, Việt Nam nhập khẩu 2,2 triệu tấn phân bón, trị giá hơn 1,02 tỷ USD, giảm 31% về khối lượng nhưng tăng 12,2% về kim ngạch.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8/2022, Việt Nam nhập khẩu 246.015 tấn phân bón, tăng 46% tương đương 112,5 triệu USD, cao hơn 68% so với tháng 7. Giá nhập khẩu trung bình trong tháng 8 là 457,4 USD/tấn, tăng 15,4% với tháng trước đó và cao hơn gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tháng 8/2022, nhập khẩu từ thị trường chủ đạo Trung Quốc tăng 2,3% về lượng, tăng 12% kim ngạch so với tháng 7 và ở mức 110.166 tấn, tương đương 47,21 triệu USD. Giá trung bình nhập từ Trung Quốc là 428,6 USD, tăng gần 10% về giá so với tháng 7 và 42% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính chung trong 8 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu 2,2 triệu tấn, trị giá trên 1,02 tỷ USD, giảm 31% về khối lượng nhưng tăng 12,2% về kim ngạch. Giá trung bình 467 USD/tấn, tăng 62,4% so với cùng kỳ 2021.

Trung Quốc vẫn đứng đầu về thị trường cung cấp phân bón cho Việt Nam, chiếm 48,2% trong tổng lượng và chiếm 42,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước, ở mức 1,1 triệu tấn, tương đương 434,3 triệu USD. Con số này thấp hơn 26,9% về lượng nhưng cao hơn 9% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Giá mặt hàng này mua từ Trung Quốc là 411,2 USD/tấn, tăng gần 50%.

Trong 8 tháng qua, Việt Nam mua 150.457 tấn, tương đương 97,7 triệu USD từ Nga. Giá trung bình 649,5 USD/tấn, tăng hơn 98% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhập khẩu phân bón từ thị trường Đông Nam Á trong 8 tháng là 179.822 tấn, tương đương 112,7 triệu USD, giảm mạnh 53,7% về lượng, giảm 15% kim ngạch so với cùng kỳ, chiếm 8,2% trong tổng lượng và chiếm 11% trong tổng kim ngạch mặt hàng này.

Lượng nhập khẩu từ thị trường Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) là 1,6 triệu tấn, tương đương 645,1 triệu USD, giảm 26% về lượng nhưng tăng 8,6% kim ngạch so với cùng kỳ, chiếm 72,7% trong tổng lượng và chiếm 63% trong tổng giá trị của mặt hàng này.

Nhập khẩu phân bón từ thị trường Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là 383.117 tấn, tương đương 131 triệu USD, giảm 7,2% về lượng nhưng tăng 56% kim ngạch so với cùng kỳ, chiếm 17,5% trong tổng lượng và chiếm 13% trong tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của cả nước.

Nhập khẩu phân bón 8 tháng năm 2022 (Theo số liệu công bố ngày 11/9/2022 của TCHQ)

Châu Âu cắt giảm sản lượng phân bón

Trên thị trường thế giới, thị trường phân bón nitơ của châu Âu đang làm trầm trọng thêm tình trạng tăng giá ở Bắc Mỹ khi hàng loạt các nhà máy cắt giảm sản lượng vì thiếu hụt nguyên liệu.

Theo phân tích của hãng Argus Media, sản lượng phân đạm của Liên minh châu Âu đang giảm khoảng 400.000 - 500.000 tấn mỗi tháng. Khởi đầu là việc các nhà máy sản xuất phân bón ở Ba Lan ngừng hoạt động và sau đó đã lan rộng ra toàn khu vực khi các công ty sản xuất phân bón lớn như Achema, Yara và Borealis đồng loạt đóng cửa các nhà máy của họ.

Việc cắt giảm sản lượng phân bón bao gồm phân uree, amoni nitrat, canxi amoni nitrat và urê amoni nitrat (UAN). Cuộc khủng hoảng phân bón tiếp tục ảnh hưởng sâu rộng ở châu Âu khi chỉ có chưa đầy 30% công suất sản xuất phân bón UAN dự kiến sẽ hoạt động vào đầu mùa thu, bất chấp sự bù đắp nguồn cung rẻ hơn của Mỹ đang thay thế một phần khối lượng bị mất. 

Hiện các nhà máy sản xuất phân urê trên toàn châu Âu đang hoạt động cầm chứng ở mức một phần tư công suất bình thường. Dự báo sẽ chỉ có hai trong số tám triệu tấn thuộc năng lực sản xuất của khu vực ​​còn tiếp tục hoạt động.

Chuyên gia phân tích Linville cho rằng, tình hình sẽ còn trầm trọng hơn khi ông tin rằng các nhà máy toàn khu vực EU đang hoạt động với 20% năng lực sản xuất của mình.

Giá gạo "hồi phục", doanh nghiệp xuất khẩu bứt tốc cuối năm

Nhập khẩu sụt giảm hơn 40% trong quý 1, ngành phân bón có còn lợi thế?

Giá phân bón nhập khẩu tăng 6 tháng liên tiếp

Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Giá phân bón nhập khẩu của Việt Nam tăng mạnh trong tháng 8
    POWERED BY ONECMS & INTECH