Đầu tháng 5/2022, giá tiêu đen và trắng tại thị trường nội địa phục hồi nhẹ nhưng không kéo dài do giới đầu cơ liên tục bán ra trong khi nhu cầu của thị trường nước ngoài vào thời điểm này không cao.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, giá tiêu giữa tháng 5 tiếp tục giảm sâu. Ngày 18/5, giá hạt tiêu đen tại thị trường nội địa giảm từ 2.500 – 3.000 đồng/kg so với ngày 28/4, xuống còn 73.000–76.500 đồng/kg.
Giá hạt tiêu trắng ở mức 114.000 đồng/kg, giảm 3.000 đồng/ kg so với cuối tháng 4, nhưng vẫn cao hơn so với mức 100.000 đồng/kg cùng kỳ năm 2021.
Trước đó, đầu tháng 5, giá hạt tiêu đen và trắng tại thị trường nội địa phục hồi nhẹ Tuy nhiên, sự phục hồi không kéo dài do giới đầu cơ liên tục bán ra, trong khi nhu cầu của thị trường nước ngoài vào thời điểm này không cao. Hiện vẫn đang là thời điểm giao nhận hàng đã ký từ năm ngoái nên khách hàng nước ngoài chưa ký hợp đồng mới.
Điều đó dẫn đến việc các nhà xuất khẩu của Việt Nam không mua hàng tích trữ, dẫn đến việc giá hạt tiêu giảm.
Giá hạt tiêu tăng trở lại hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào nhu cầu thu mua của thị trường Trung Quốc.
Ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai) nhận định thời gian qua giới đầu cơ liên tục bán ra để rút tiền về đầu tư các mảng khác, do đó thiếu vắng dòng tiền lớn vào thị trường. Trong khi đó, thị trờng Trung Quốc gặp khó khăn.
Theo số liệu tổng hợp từ VPA, lượng tiêu xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ đạt 209 tấn trong tháng 4. Đây là lượng nhập khẩu hồ tiêu ít nhất trong vòng 4 năm trở lại đây. Điều này khiến tổng lượng tổng lượng xuất khẩu sang thị trường trong tháng 4 chỉ khoảng 2.347 tấn, giảm 87,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngay từ cuối năm ngoái, VPA nhận định chính sách “Zero COVID” của Trung Quốc tác động không nhỏ tới thị trường hồ tiêu Việt Nam khi 90% lượng hồ tiêu của Việt Nam xuất khẩu đi Trung Quốc qua đường tiểu ngạch.
Việc tắc nghẽn ở các cửa khẩu, thắt chặt việc đi lại tại thị trường nội địa Trung Quốc khi phát hiện ca dương tính sẽ làm cho việc tiêu thụ hồ tiêu của Trung Quốc giảm xuống.
Ngoài ra, những bất ổn về địa chính trị, đặc biệt là căng thẳng Nga - Ukraine cũng đang tác động đến tiêu thụ tiêu. Cục Xuất nhập khẩu cho rằng giá hạt tiêu toàn cầu sẽ giảm trong thời gian tới do nhu cầu tiêu thụ giảm. Căng thẳng địa chính trị khiến lạm phát tăng cao, người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu, tác động tiêu cực lên hoạt động xuất, nhập khẩu mặt hàng hạt tiêu toàn cầu.
Giá tiêu hôm nay 10/12: bức tranh trái chiều của giá tiêu các nước
Giá tiêu hôm nay 9/12: vượt qua cú sốc, giá tiêu vẫn tăng, thêm 2.000 đồng/kg