Vàng đang hướng tới mức cao kỷ lục và có thể không mất nhiều thời gian để đạt được mức đó.
Giá vàng thế giới đang tiến tới kỷ lục mới
Theo dữ liệu của Refinitiv, kỷ lục của vàng hiện là 2.075 USD/ounce, được thiết lập hồi tháng 8/2020.
Giá vàng tăng cao hơn trong phiên đêm ngày 5/4, ở mức 2.048 USD/ounce - mức cao nhất kể từ tháng 3/2022 sau khi dữ liệu kinh tế yếu kém của Mỹ thúc đẩy nhu cầu trú ẩn an toàn và kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể nới lỏng quỹ đạo chính sách tiền tệ.
Sau đó, giá vàng giảm nhẹ và tiếp tục đi ngang ở mức 2.037 USD/ounce. Bỏ xa vùng 2.000 USD.
Nỗi lo ngại khủng hoảng ngân hàng tại Mỹ chưa kết thúc đã khiến giá vàng thế giới bật lên. Ngoài ra, Báo cáo sản xuất ISM tháng 3 của Mỹ cho thấy, hoạt động giảm xuống mức thấp nhất trong gần 3 năm qua.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm vừa qua cũng giảm nhanh. Đây là lý do khác để cho thấy chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ của Cục dữ trữ liên bang (Fed) sắp kết thúc. Các thông tin này đang hỗ trợ cho vàng.
Clifford Bennett, nhà kinh tế trưởng tại ACY Securities, cho biết: Giá vàng có thể tiếp tục tăng giá do nền kinh tế toàn cầu đang chậm lại và lạm phát cao. Ngoài ra, sự suy yếu của đồng USD cũng thúc đẩy giá vàng “nhảy vọt”.
Trên thị trường các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 0,1% lên 25,03 USD/ounce, trong khi giá bạch kim tăng 0,5% lên 1.022 USD và palladium tăng 0,3% lên 1.461 USD.
Chuyên gia phân tích thị trường cấp cao Edward Moya thuộc hãng chứng khoán OANDA (Hoa Kỳ) nhận định giá vàng hiện vẫn còn triển vọng gia tăng tiếp nhưng sẽ cần thêm các dữ liệu mới cho thấy các hoạt động kinh tế suy yếu.
“Nếu như các rủi ro suy thoái kinh tế tiếp tục tăng lên trong nửa cuối năm nay, giá vàng có thể đạt ngưỡng 2.100 USD/ounce”, ông Edward Moya nhận định. Thị trường dự báo giá vàng sẽ còn tiếp tục tăng trong tuần này.
Giá vàng trong nước không theo kịp đà tăng
Bất chấp đà tăng mạnh của giá vàng thế giới, giá vàng trong nước gần như "bất động" đối với vàng SJC, trong khi tăng mạnh hơn đối với vàng trang sức. Biên độ chênh lệch giá mua - bán vàng SJC cũng chỉ được các doanh nghiệp giữ ở mức khoảng 600.000 đồng/lượng, thay vì mức 900.000 – 1 triệu đồng/lượng trước đó, phản ánh nhu cầu trên thị trường yếu.
Tương tự, giá vàng trang sức, giá vàng nhẫn 24K tăng nhưng không theo kịp đà tăng của giá vàng thế giới. Kết quả là chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới tiếp tục thu hẹp, thậm chí, giá vàng nhẫn, vàng trang sức 24K còn rẻ hơn thế giới.
Giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết mua vào 66,55 triệu đồng/lượng, bán ra 67,15 triệu đồng/lượng, giảm 50.000 đồng mỗi lượng so với buổi sáng.
Giá vàng trang sức, giá vàng nhẫn 24K các loại được giao dịch quanh 55,55 triệu đồng/lượng mua vào, 56,55 triệu đồng/lượng bán ra, giảm 150.000 đồng mỗi lượng so với buổi sáng nhưng vẫn tăng 450.000 đồng/lượng so với cuối ngày 5/4.
Đây là diễn biến khá lạ và bất ngờ của giá vàng nhẫn bởi những tháng trước, vàng nhẫn thường xuyên cao hơn thế giới vài triệu đồng, có nhiều giai đoạn vàng nhẫn cao hơn vàng thế giới 4-5 triệu đồng/lượng.
Lực mua vàng thị trường gần đây khá thấp, thậm chí khi giá vàng thế giới tăng mạnh người dân còn có xu hướng… bán vàng ra chốt lời. Động thái này khiến cho giá vàng 24K không theo kịp đà tăng của giá vàng thế giới.
Giá vàng 2025: WGC dự báo kịch bản ‘giằng co’ khó đoán
Hai ngân hàng đã được chuyển giao bắt buộc, kiểm soát chênh lệch giá vàng SJC