Việc Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục tăng lãi suất tạo ra tâm lý thị trường giảm giá đối với kim loại quý vì vàng hay bạc đều không mang lại lãi suất.
Hậu quả của báo cáo CPI ngày hôm nay là Fed có khả năng tăng lãi suất cuối kỳ thêm 1/4% tại cuộc họp FOMC tiếp theo vào ngày 21-22/3.
Theo công cụ FedWatch của CME, xác suất tăng lãi suất 25 bps là 81,9% và xác suất Fed sẽ không tăng lãi suất là 18,1%. Đáng chú ý là theo công cụ FedWatch, xác suất Fed sẽ không tăng lãi suất trong cuộc họp tiếp theo là 35% vào ngày hôm qua so với 0% một tuần và một tháng trước.
“Vàng lại có lợi thế hơn bởi đây là kênh trú ẩn của dòng tiền khi mọi người chưa biết làm gì. Kim loại quý này có ưu điểm là linh hoạt, thanh khoản cao vì tiền có "quốc tịch" nhưng vàng thì không. Lạm phát cao hơn có tác động ngược lại tạo ra tâm lý lạc quan trên thị trường đối với kim loại quý này.
Tính đến 21h, ngày 15/3, giá vàng bỗng tụt xuống mức 1.891,4 USD/ounce sau đó tăng vọt mức 1.931,2 do ảnh hưởng từ sự sụp đổ liên tiếp của 2 ngân hàng lớn tại Mỹ .
Tương tự, giá bạc giảm 1,39% xuống mức 21,74 USD/ounce sau đó lại tăng trở lại mức 22,37. Ngược lại giá bạch kim tiếp tục giảm 2,87% xuống 968,4 USD/ounce.
Báo cáo CPI hôm nay cho thấy lạm phát tiếp tục khó khăn và tăng cao ở một số lĩnh vực. Lạm phát cơ bản cũng vẫn tăng cao ở mức 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái so với 5,6% trong tháng Giêng. Nhà ở bao gồm các khoản thế chấp và cho thuê là hạng mục lớn nhất và chiếm hơn 70% mức tăng CPI của tháng trước.
Cục Dự trữ Liên bang đang bị kẹt giữa "một tảng đá" và những khó khăn khi cố gắng tăng lãi suất để giảm mức lạm phát hiện tại nhưng không quá nhiều để dẫn đến suy thoái. Hiện Fed đã có dữ liệu quan để đưa ra quyết định cuối cùng về mức tăng lãi suất tiếp theo vào thời gian tới.
Trung Quốc siết xuất khẩu kim loại quý: Thách thức lớn với chuỗi cung ứng toàn cầu
Tâm lý hỗn loạn, dự báo giá vàng trong 10 ngày tới khó lường