Doanh nghiệp

Giải mã nguyên nhân vì sao ngân hàng tung chục nghìn tỷ ồ ạt mua lại trái phiếu trước hạn

Hồ Nga 25/09/2023 11:04

Trong vài tháng gần đây, các ngân hàng đã liên tục tung động thái ồ ạt mua vào trái phiếu trước hạn, rồi lại liên tiếp huy động mới hàng nghìn tỷ đồng.

Giải mã nguyên nhân vì sao ngân hàng tung chục nghìn tỷ ồ ạt mua lại trái phiếu trước hạn

Câu chuyện với 2 từ trái phiếu đã nóng lên từ nửa đầu năm 2022 sau vụ Tân Hoàng Minh và đặc biệt càng nóng hơn sau vụ Vạn Thịnh Phát. Nóng đến mức những cụm từ “phát hành trái phiếu” mới đối với các doanh nghiệp dường như không còn được nhắc tới nhiều, thay vào đó là loạt những doanh nghiệp công bố tình hình chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu - hệ lụy của những năm phát hành trái phiếu ồ ạt.

Tuy vậy mấy tháng gần đây, hoạt động phát hành trái phiếu đã bắt đầu sôi động. Nhà đầu tư cũng đã “tỉnh” sau những sai phạm của doanh nghiệp được công bố, đã có thể tìm đến những doanh nghiệp có uy tín.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh ngân hàng thừa tiền, lãi suất huy động giảm trên diện rộng, thì việc các nhà đầu tư lựa chọn đầu tư trái phiếu qua những kênh an toàn vẫn được ưu tiên lựa chọn.

Động thái mới, gần đây các ngân hàng đang liên tục phát hành những lô trái phiếu mới, song song với đó, cũng lại ồ ạt mua lại trái phiếu trước hạn. Vì đâu?

Ngân hàng liên tục mua lại trái phiếu trước hạn

Theo báo cáo thống kê của Hiệp hội trái phiếu Việt Nam (VBMA), trong tháng 8/2023 có 22 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ với tổng giá trị hơn 25.000 tỷ đồng, nâng tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp từ đầu năm lên 132.358 tỷ đồng. Trong số đó có 17 đợt phát hành ra công chúng với tổng giá trị gần 16.500 tỷ đồng, chiếm 12,4% tổng giá trị phát hành, còn lại là phát hành riêng lẻ.

Đáng chú ý, ngành ngân hàng chiếm đa số với hơn 53.900 tỷ đồng (chiếm 40,7% tổng giá trị phát hành), lớn hơn cả nhóm bất động sản với gần 46.800 tỷ đồng. Báo cáo cũng ghi nhận trong tháng 8 các doanh nghiệp đã mua lại gần 17.500 tỷ đồng trái phiếu.

Giải mã nguyên nhân vì sao ngân hàng tung chục nghìn tỷ ồ ạt mua lại trái phiếu trước hạn
Nguồn: VBMA

Chỉ tính riêng từ đầu tháng 9/2023 tới nay Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPB) đã tung hơn 2.200 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn. Số trái phiếu này đều còn thời gian lưu hành rất dài.

PGBank (PGB) cũng mua lại 500 tỷ đồng lô trái phiếu đáo hạn vào tháng 9/2024. An Bình Bank (ABB) mua lại 300 tỷ đồng của lô trái phiếu đáo hạn vào tháng 9/2025. OCB cũng mua lại 300 tỷ đồng trước hạn lô trái phiếu đáo hạn trong tháng 9/2025. BIDV (BID) mua vào 2 đợt với tổng số tiền 235 tỷ đồng của các lô trái phiếu phát hành năm 2020 và đến năm 2028 mới đáo hạn.

Ngân hàng Quân Đội MB (MBB) cũng mua lại 100 tỷ đồng trái phiếu trước hạn. Còn Vietinbank (CTG) đã mua lại 500 tỷ đồng cũng với lô trái phiếu phát hành năm 2020 và dáo hạn vào năm 2028.

HDBank (HDB) cũng tung 1.500 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn. Sacombank (STB) cũng mới mua lại 1.000 tỷ đồng vào ngày 24/8.

Nhìn lại xa hơn, cuối tháng 8/2023 Ngân hàng TMCP Phương Đông OCB liên tục tung hàng nghìn tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn. Chỉ trong vòng mấy ngày cuối tháng 8, OCB đã tung 3.800 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn.

Ngân hàng cũng ồ ạt phát hành trái phiếu mới

Ồ ạt mua lại trái phiếu trước hạn, các ngân hàng cũng lại đang liên tục phát hành trái phiếu mới. bản thân TienphongBank (TPB) vừa tung hàng nghìn tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn, mới đây cũng phát hành lô trái phiếu 1.000 tỷ đồng kỳ hạn 5 năm đáo hạn vào tháng 7/2028.

BIDV cho biết đã phê duyệt phương án phát hành riêng lẻ 2.500 tỷ đồng trái phiếu trong năm 2023, kỳ hạn 1-5 năm, Và trên thực tế BIDV đang phát hành 1 số lô trái phiếu trong những ngày gần đây.

Bắc Á Bank (BAB) vừa phát hành thành công 1.000 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ, đáo hạn vào tháng 9/2026. Trước đó tháng 8/2023 Bắc Á Bank cũng phát hành riêng lẻ 800 tỷ đồng.

OCB cũng đã phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu trong tháng 8. Còn AnbinhBank phát hành riêng lẻ 3.000 tỷ đồng trái phiếu trong tháng 8.

Ngân hàng Á Châu (ACB) vừa huy động thành công 5.000 tỷ đồng trái phiếu, kỳ hạn đến tháng 9/2025. Trước đó tháng 8/2023 ACB cũng liên tục phát hành với tổng giá trị 6.500 tỷ đồng.

screenshot-2023-09-25-at-10.43.25.png

Giải mã nguyên nhân vì đâu?

Lý do thứ nhất, một số ngân hàng đã và đang lên kế hoạch tăng vốn điều lệ. Do vậy động thái mua lại trái phiếu trước hạn là một trong những phương án giúp tăng hệ số an toàn vốn cũng như chủ động giảm phục thuộc vào vốn qua kênh trái phiếu.

Theo các chuyên gia, lý do thứ hai là các ngân hàng đang tích cực tái cấu trúc vốn rẻ trong thời điểm lượng tiền đang dư thừa.

Lý do thứ 3, là về cấu trúc vốn theo quy định hiện hành về vốn tự có cấp 2 và vốn tự có cấp 1, trong đó quy định "Tổng giá trị vốn cấp 2 tối đa bằng 100% giá trị vốn cấp 1" khiến các ngân hàng phải tính tới việc nhiều lô trái phiếu đã phát hành trước đó sẽ khó đủ điều kiện đảm bảo về quy định này.

Do vậy các ngân hàng, nhân lúc thừa tiền, mua lại trái phiếu trước hạn để có dư địa phát hành trái phiếu mới nhằm tăng giá trị được tính vào vốn tự có cấp 2 nhiều hơn.

Như vậy, động thái mua lại trái phiếu liên tục của ngân hàng, chủ yếu nhắm vào lợi thế để đảm bảo đủ điều kiện cho kế hoạch phát hành mới, nhằm cơ cấu lại kỳ hạn trái phiếu và duy trì hệ số an toàn vốn ở mức cao nhất.

Trên thực tế, sau khi ồ ạt mua lại trái phiếu trước hạn, nhiều ngân hàng cũng đã lập tức thực hiện thành công việc huy động vốn trở lại qua kênh trái phiếu trong thời gian vừa qua.

Trái phiếu đến hạn - nỗi lo của ngân hàng

Một doanh nghiệp tăng vốn khủng 5.000 lần để phát hành 1.700 tỷ trái phiếu, có dấu ấn Novaland

Thêm công ty con của Novaland (NVL) tăng vốn khủng, chậm thanh toán gốc lãi lô trái phiếu 1.100 tỷ đồng

Novaland (NVL) lùi hạn thanh toán lô trái phiếu trị giá 650 tỷ đồng

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/giai-ma-nguyen-nhan-vi-sao-ngan-hang-tung-chuc-nghin-ty-o-at-mua-lai-trai-phieu-truoc-han-202328.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Giải mã nguyên nhân vì sao ngân hàng tung chục nghìn tỷ ồ ạt mua lại trái phiếu trước hạn
POWERED BY ONECMS & INTECH