Tình hình kinh doanh kém khởi sắc của các đơn vị bán lẻ đã gây ra áp lực kinh tế lớn trong việc duy trì mặt bằng cho thuê.
Theo báo cáo quý IV/2021 của Savills Việt Nam, công suất cho thuê tại thị trường Hà Nội thấp hơn so với năm 2020. Cụ thể, công suất thuê chung của toàn thị trường đạt 92%, giảm 2 điểm % theo quý và theo năm.
Riêng hạng mục khối đế bán lẻ ghi nhận mức giảm cao nhất do tỷ lệ lấp đầy thấp từ các dự án mới. Khu vực phía đông bị ảnh hưởng nặng nề trong quý IV với diện tích khách thuê giảm 7.000 m2.
Tỷ lệ lấp đầy sụt giảm mạnh tại các mặt bằng bán lẻ đế chung cư diễn ra nghiêm trọng tại thị trường Hà Nội từ cuối năm 2021 đến nay.
Nhiều doanh nghiệp đã phải trả lại cửa hàng hoặc dừng hợp đồng, ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình hoạt động của phân khúc bất động sản bán lẻ.
Trước những thay đổi của thị trường bán lẻ, bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc Cấp cao Bộ phận cho thuê thương mại Savills Hà Nội cho rằng cần sớm có các giải pháp dành cho nhà phát triển bất động sản để kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách thuê và giải quyết bài toán về mặt bằng.
Cụ thể như, các đơn vị cho thuê bán lẻ nên cân nhắc điều chỉnh lại phương án giá thuê và thời hạn thanh toán tiền thuê trong thời gian dịch COVID-19 kéo dài. Hay giảm giá thuê từ 20 – 30% và áp dụng hình thức thanh toán bù để giảm áp lực tài chính cho các nhãn hàng trong giai đoạn phục hồi.
Ngoài ra, các nhà phát triển trung tâm thương mại và dự án chung cư cũng nên cân nhắc các tiện ích khác về chỗ để xe hay biển hiệu quảng cáo; kết hợp với đó là chủ động nhận diện, truyền thông marketing để kéo các nhãn hàng về thuê, đảm bảo tỷ lệ lấp đầy mặt bằng.
Đặc biệt, nhà phát triển bất động sản phải luôn chủ động chuẩn bị các phương án dự phòng cho mọi tình huống có thể xảy ra do tác động của dịch bệnh hay các yếu tố ngoại lai…
'Gã khổng lồ' bán lẻ Thái Lan thu về gần 28.000 tỷ đồng từ thị trường Việt Nam sau 9 tháng
Aeon Mall bội thu, mỗi ngày 'đút túi' hơn 2 tỷ đồng tại thị trường Việt Nam