Trong bối cảnh biến động kinh tế, dẫu phải cắt giảm chi tiêu hàng ngày nhưng nhiều cha mẹ vẫn lựa chọn giữ nguyên các khoản đầu tư giáo dục cho con cái.
Chi phí nuôi con ngày càng tăng
>> Thế giới đang đà giảm, giá xăng dầu trong nước ngày mai có hạ theo?
Theo Khảo sát về mức sống dân cư năm 2022 của Tổng cục thống kê, tại Việt Nam, chi tiêu bình quân đầu người một tháng là xấp xỉ 2,8 triệu đồng, giảm 3,3% so với 2020. Có thể thấy sau những biến động và thách thức của nền kinh tế, nhiều gia đình đã và đang có xu hướng thắt chặt chi tiêu hàng ngày, đặc biệt là với các gia đình tại thành thị.
Thế nhưng, cho dù phải cắt giảm mọi chi tiêu của gia đình, đại đa số các phụ huynh vẫn không ngần ngại đầu tư vào các dịch vụ giáo dục cho con cái. Cũng theo khảo sát trên, chi tiêu giáo dục, đào tạo bình quân 1 năm của 1 người đi học là 7 triệu đồng; chỉ giảm khoảng 70 nghìn đồng (tức 0,01%) so với năm 2020. Chi giáo dục đào tạo chủ yếu giảm ở hai khoản chi là chi cho học thêm và chi giáo dục khác (gồm các loại hình đào tạo khác ngoài chính quy).
Như vậy, có thể thấy giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng trong chi tiêu của các gia đình Việt Nam. Việc đầu tư vào giáo dục cho con cái là một trong những ưu tiên hàng đầu của các bậc cha mẹ, nhằm mang đến cho con những cơ hội tốt nhất để phát triển và thành công trong tương lai. Tuy nhiên, với tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi tiêu của gia đình thì đây cũng là một gánh nặng đối với phần đông các gia đình ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là với các gia đình trẻ.
Chị Hoài Anh (Thanh Xuân, Hà Nội) bộc bạch dù chỉ học trường công thôi nhưng tính ra mỗi tháng, tiền học của hai con cũng chiếm đến gần một nửa thu nhập của cả hai vợ chồng chị.
“Bạn lớn thì học lớp 9, bạn nhỏ năm nay vào lớp 6. Mỗi tháng, học phí rồi cả các khoản học tăng cường khác của hai bạn cũng ngót nghét 12-13 triệu đồng trong khi tổng lương hai vợ chồng cũng chỉ khoảng 30 triệu/tháng. Co kéo thế nào thì tiền học cũng không thấp hơn được”, chị Hoài Anh cho biết thêm.
Đó mới chỉ là những cấp học phổ thông, chưa kể đến học phí đại học ngày càng tăng cao cũng là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh. Theo thông tin mới nhất được Chính phủ ban hành, so với mức cũ thì trần học phí năm học 2023 - 2024 ở nhiều khối ngành tăng dao động từ 20 - 30%, khối ngành Y - Dược có mức tăng mạnh nhất (71,3%) và thấp nhất là nhóm ngành nghệ thuật tăng 0,02%.
Tìm điểm tựa vững chãi cho tương lai con
Đại dịch Covid-19 và tình hình kinh tế với nhiều biến động khiến các phụ huynh nhận ra những biến cố có thể ập đến bất cứ lúc nào. Không chỉ dừng ở vấn đề sức khỏe, rủi ro còn tiềm ẩn ở vấn đề tài chính bởi biến động kinh tế hay những sự cố bất thình lình. Đó cũng là lý do, ngày càng nhiều cha mẹ lựa chọn tìm đến các điểm tựa tài chính cho con như mua bảo hiểm nhân thọ an sinh giáo dục từ sớm.
“Mình coi đây như một khoản dự phòng tài chính cho tương lai của con vậy”, chị Hoài Anh chia sẻ.
Trên nhu cầu thực tế đó, nhiều sản phẩm nhân thọ kết hợp hiệu quả giữa bảo vệ và tiết kiệm được ra đời. Trong đó, sản phẩm “Quà tặng Sức khỏe - Hành trang tương lai” của BIDV MetLife không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe toàn diện của con cái suốt quá trình phát triển, mà còn đồng hành với cha mẹ trong việc lập kế hoạch và đảm bảo nguồn tài chính cho học vấn của con trong suốt chặng đường học tập và phát triển sau này. Sản phẩm của BIDV MetLife cũng cho phép bố mẹ linh hoạt rút tiền từ quỹ học vấn để chi trả cho nhu cầu học tập của con mỗi khi cần thiết.
Bên cạnh đó, điểm ưu việt của sản phẩm còn nằm ở việc mang đến sự bảo vệ toàn diện cho cả bố và mẹ trước các bệnh hiểm nghèo hay tai nạn cá nhân. Nhờ vậy, cha mẹ có thể phần nào yên tâm về tương lai học vấn của con, giảm bớt gánh nặng tài chính trong trường hợp rủi ro bất ngờ xảy ra.
Với những quyền lợi vượt trội, gắn liền với quá trình học tập và trưởng thành của con, BIDV MetLife góp phần giúp các bậc cha mẹ an tâm xây dựng nền tảng giáo dục và kiến tạo tương lai tốt đẹp, hạnh phúc cho con cái.
Doãn Phong
>> Đặc sản xứ Nghệ đầu mùa, thương lái mua giá cao gấp 2 lần
Tham gia bảo hiểm nhân thọ: Những bệnh này có thể khiến khách hàng mất quyền bồi thường
6 khoản phí 'âm thầm' trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mà người mua phải gánh