Tính từ mức đáy 1.500 đồng phiên 16/11/2022, hiện cổ phiếu HQC của Địa ốc Hoàng Quân đã tăng 116% sau hơn 3 tháng.
Ngay sau đề xuất gói tín dụng 110.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội và gói tín dụng 120.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay ưu đãi từ Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước mới đây, nhóm cổ phiếu bất động sản dân dụng trên thị trường bước vào tuần giao dịch mới với tín hiệu khởi sắc.
Điểm nhấn nổi bật nhất là cổ phiếu HQC của Địa ốc Hoàng Quân (sàn HOSE). Sau phiên tăng trần ngày 20/2/2023, cổ phiếu HQC tiếp tục được kéo lên mức giá trần từ sớm sau lệnh mua trần 1,47 triệu đơn vị trong phiên ATO.
Tại thời điểm 10h19, cổ phiếu HQC đang đứng mức 3.240 đồng; khớp lệnh gần 3 triệu đơn vị và dư mua trần 24,5 triệu cổ phiếu. Phiên trước đó, mã cũng ghi nhận tình trạng dư mua giá trần gần 20 triệu đơn vị.
Theo quan sát, sau 2 tháng đi ngang vùng giá 2.6x - 3.000 đồng, cổ phiếu HQC hiện đã bứt khởi các đường MA20 - 100 và hướng lên đường MA200 tại mức giá 3.810 đồng. Tính từ mức đáy 1.500 đồng phiên 16/11/2022, hiện cổ phiếu HQC đã tăng 116% sau hơn 3 tháng. Dù vậy, so với vùng giá 10.200 đồng hồi đầu năm 2022, mã hiện vẫn thấp hơn 68% giá trị.
Trở lại với câu chuyện gí đề xuất tin dụng, ở góc nhìn của một doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội, tỏng một chia sẻ mới đây, ông Lê Hữu Nghĩa, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Lê Thành bày tỏ vui mừng với 2 đề xuất trên và cho rằng đề xuất này là một mũi tên có thể trúng 2 đích.
Theo ông Nghĩa, trước đây khi thị trường "đóng băng", gói tín dụng 30.000 tỷ đồng được đưa ra để phát triển nhà ở xã hội, nhắm vào nhu cầu thực của người dân từ đó hiệu ứng lan tỏa ra các phân khúc khác. Tương tự, hiện tại nhắm vào phân khúc nhà ở xã hội, nhu cầu ở thực là chính xác sẽ giúp thị trường khởi sắc và phát triển trở lại.
Đề xuất trên cũng góp phần để hiện thực hóa mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030.
CEO Lê Thành cho biết, vấn đề khó khăn hiện nay là giải quyết chính sách, tiếp theo là tài chính và cuối cùng là đất đai. Bộ Xây dựng đang giải quyết vấn đề tài chính để có một khoản tiền chuẩn bị và hi vọng năm 2024 sẽ có nhiều dự án nhà ở xã hội.
Cũng trên cương vị một chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, ông Nguyễn Hoài Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty NHS cũng cho rằng gói vay ưu đãi có lợi nhất với người mua nhà bởi hiện nay lãi suất cho vay tăng cao gây khó cho người mua.
Với Hoàng Quân, đây là một trong những thương hiệu hàng đầu phân khúc phát triển nhà ở xã hội khu vực phía Nam. Việc thực thi gói hỗ trợ tín dụng được lãnh đạo kỳ vọng sẽ giúp công ty đẩy mạnh được việc bán hàng, cải thiện kết quả kinh doanh trong các năm tới.
Kết năm 2022, Địa ốc Hoàng Quân ghi nhận 340 tỷ đồng doanh thu - đi ngang so với cùng kỳ; lãi sau thuế 18 tỷ đồng - gấp 4,4 lần năm 2021 song mới chỉ tương đương 11% chỉ tiêu cả năm.
Đến cuối năm 2022, hàng tồn kho của HQC đi ngang so với đầu năm - đạt mức 571 tỷ đồng |
Bên cạnh những đánh giá tích cực về hỗ lực mà gói tín dụng có thể mang lại, một số ý kiến vẫn bày tỏ quan ngại về tính khả thi của các giải pháp này. Dẫn nguồn Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Vũ Cương Quyết - Tổng Giám đốc Đất Xanh Miền Bắc bày tỏ băn khoăn "lấy đâu ra dự án để cho vay"?
Theo ông Quyết, thị trường đã rất khác với trước đây, nguồn cung nhà ở của 2022 - 2023 bị giới hạn rất nhiều so với 2011 - 2013; thời điểm đó, nguồn cung nhà ở giá bình dân chiếm gần 50%, nhà ở xã hội cũng có nguồn cung lớn.
"Mười năm trước, chúng tôi bán hàng rất khó khăn vì quá nhiều hàng để bán, đến nay thì lại gặp khó khăn là không có nhiều hàng để bán. Còn hiện tại 2 phân khúc này lại rất hiếm trên thị trường", ông Quyết nói.
CEO Đất Xanh Miền Bắc bày tỏ quan ngại, trong bối cảnh dự án mới không nhiều, dù có gói hỗ trợ cho vay nhà ở xã hội cũng khó tạo được sự đột phá cho thị trường.
Đồng quan điểm, TS. Trần Xuân Lượng - chuyên ngành bất động sản, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng cho rằng: Thời điểm 10 năm trước khác với hiện tại bởi trước có nhiều quỹ đất trong nội đô để phát triển nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm hiện tại những quỹ đất trong nội đô làm nhà ở xã hội rất ít.
Không những vậy, các dự án nhà ở xã hội đều đang vướng thủ tục pháp lý và vướng mắc về cả vị trí, giá cả, đặt ra nhiều vấn đề hơn trong xây dựng nhà ở xã hội.
Cũng băn khoăn về vấn đề lấy đâu dự án để cho vay, ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam cho rằng, cùng với gói tín dụng ưu đãi cho nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng còn đặt mục tiêu một triệu căn nhà xã hội đến năm 2030.
Theo ông Hiệp cần có một quỹ đầu tư phát triển nhà ở xã hội để tập trung hỗ trợ về hạ tầng kỹ thuật cho các dự án nhà ở xã hội. Phải có quỹ đất, lựa chọn các khu nhà ở xã hội tập trung ở vị trí quy hoạch hợp lý.
Địa ốc Hoàng Quân (HQC): Vốn gần 4.800 tỷ, lãi tổng cộng 32 tỷ đồng sau 12 quý
Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) có tân Chủ tịch Hội đồng thành viên
Mắc võng ngủ, bắc bếp nấu cơm ngoài hành lang ở 2 chung cư gần 60 năm tuổi