Xã hội

Hà Nam: làm giả 50 nghìn bộ giấy tờ, thu lợi bất chính 100 tỷ đồng

Ánh Tuyết 25/05/2024 - 15:36

Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Hà Nam đã kết thúc điều tra giai đoạn 01 vụ án sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức có quy mô đặc biệt lớn xảy ra trên địa bàn tỉnh và nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Cơ quan Công an xác định: Trong 06 tháng (từ tháng 6/2023 đến tháng 12/2023), nhóm đối tượng do Nguyễn Thành Thái sinh năm 1991, trú ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định và Trần Xuân Hiển sinh năm 1991, trú ở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định cầm đầu đã tổ chức sản xuất, làm giả trên 50.000 giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức gồm:

Giấy phép lái xe các loại, Giấy khám sức khỏe, chứng chỉ nghề, bằng cấp các loại và thông qua các bưu điện trên địa bàn thành phố Hà Nội chuyển đi 62 tỉnh thành trên toàn quốc cho các khách hàng đặt mua, với tổng số tiền thu lời bất chính khoảng hơn 100 tỷ đồng.

Đại tá Đỗ Hoài Nam - Uỷ viên BTV Đảng uỷ, Phó Giám đốc Công an tỉnh trực tiếp chỉ đạo Phòng Cảnh sát hình sự tập trung điều tra, làm rõ vụ án. Ảnh CACC
Đại tá Đỗ Hoài Nam - Uỷ viên BTV Đảng uỷ, Phó Giám đốc Công an tỉnh trực tiếp chỉ đạo Phòng Cảnh sát hình sự tập trung điều tra, làm rõ vụ án. Ảnh CACC

Xét thấy tính chất đặc biệt nghiêm trọng, mức độ, quy mô sản xuất và mua bán của nhóm đối tượng này rất lớn, gây phức tạp tình hình an ninh, trật tự, ảnh hưởng xấu đến uy tín của các cơ quan, tổ chức, đến công tác quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự đối với các loại văn bằng, chứng chỉ, giấy tờ trên toàn quốc và gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Giám đốc Công an tỉnh Hà Nam đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát hình sự tập trung áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, quyết liệt đấu tranh, làm rõ quy luật hoạt động tội phạm và vai trò của từng đối tượng.

Trước đó, Nguyễn Thành Thái và Trần Xuân Hiển là đối tượng cầm đầu đã cùng nhau bàn bạc, thống nhất mua máy móc, thiết bị phục vụ việc làm giả con dấu, tài liệu và lôi kéo các đối tượng khác đăng thông tin quảng cáo trên mạng xã hội như facebook, Telegram, zalo,... để tìm kiếm khách hàng hoặc nhắn tin vào số điện thoại để tiếp thị;

Khi nhận được đơn đặt hàng thì gửi thông tin khách hàng cho đồng bọn sản xuất theo đơn đặt hàng. Sau khi đã sản xuất, đóng gói xong, các đối tượng thông qua dịch vụ bưu biện để chuyển phát cho khách hàng.

Tang vật của vụ án. Ảnh CACC
Tang vật của vụ án. Ảnh CACC

Qua quá trình điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Nam đã làm rõ vai trò và toàn bộ hành vi phạm tội của các đối tượng trong vụ án; theo đó đối tượng Thái và Hiển đã phân công nhiệm vụ cụ thể thành 03 nhóm:

Nhóm chỉ đạo, điều hành, quảng cáo câu khách trên mạng xã hội; nhóm trực tiếp sản xuất; nhóm vận chuyển, tiêu thụ cấu kết với cán bộ bưu điện để gửi đến các địa chỉ khách hàng trên toàn quốc.

Khám xét khẩn cấp 03 địa điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội (nơi các đối tượng thuê để sản xuất), Cơ quan Công an đã thu giữ nhiều loại máy móc, thiết bị gồm: máy tính, máy in, máy ép Plastic, máy scan, máy CNC, phôi bằng, dụng cụ để phục vụ cho việc sản xuất, in ấn giấy tờ, con dấu giả.

Căn cứ kết quả điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Hà Nam đã ra Quyết định khởi tố 14 bị can về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” quy định tại điểm a khoản 3 Điều 341 Bộ Luật Hình sự.

Đến ngày 23/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Nam đã kết thúc điều tra giai đoạn 01, đề nghị truy tố 13 bị can theo quy định của pháp luật và tiếp tục điều tra mở rộng vụ án.

Đối với hơn 50.000 trường hợp đặt mua hàng của các đối tượng, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Hà Nam đã trao đổi, phối hợp với Cơ quan Cảnh sát điều tra của 62 tỉnh thành trên toàn quốc điều tra theo thẩm quyền. Chiến công của Công an Hà Nam đã góp phần ngăn chặn một lượng lớn giấy tờ, tài liệu giả lưu hành trên toàn quốc

Qua vụ án trên, Công an tỉnh Hà Nam khuyến cáo người dân tuyệt đối không đặt mua, sử dụng các loại giấy tờ giả vì đây là hành vi vi phạm, sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Đường dây ‘nhân viên ngân hàng mua bán giấy tờ giả’: Khởi tố thêm 4 đối tượng liên quan

Đề xuất in mã QR lên mẫu sổ hồng, sổ đỏ mới để chống nạn làm giả giấy tờ

VIB bị tố làm giả hồ sơ vay? – Bài 4: Ngân hàng phản hồi như thế nào?

Theo kinhtedothi.vn
https://kinhtedothi.vn/ha-nam-lam-gia-50-nghin-bo-giay-to-thu-loi-bat-chinh-100-ty-dong.html
Bài liên quan
  • VIB bị tố làm giả hồ sơ vay? - Bài 3: Đường đi của số tiền hơn 800 triệu đồng
    Khách hàng Trần Vũ Xuân Lâm (SN 1984, ở Q.Bình Thạnh) phát hiện số tiền mà Ngân hàng Quốc tế VIB tự động trừ nợ cao hơn 800 triệu đồng so với sổ sách tự thống kê. Khoản chênh lệch này được VIB ghi chú với nội dung tất toán cho một số liệu lạ, cùng với đó là sự xuất hiện của hai số tài khoản đối ứng mang tên quản lý, nhân viên VIB Q.10.
  • VIB bị tố làm giả hồ sơ vay? - Bài 2: Thu nợ thất thường, nhiều lần âm thầm tăng lãi suất
    Ngân hàng Nhà nước có nhiều Thông tư quy định về minh bạch lãi suất và cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19. Thế nhưng, ông Trần Vũ Xuân Lâm (SN 1984, ở Q.Bình Thạnh) phát hiện hai khoản vay bị VIB âm thầm tăng lãi suất mà không thông báo, không có xác nhận của khách hàng.
  • VIB bị tố làm giả hồ sơ vay?
    Ông Trần Vũ Xuân Lâm (SN 1984, ở Q.Bình Thạnh) thế chấp giấy tờ nhà vay hai khoản tổng cộng 4,475 tỷ đồng tại Ngân hàng Quốc tế VIB. Nhiều lần nhận thấy bất thường trong cách thu nợ tự động nên ông đề nghị cung cấp sổ sách chi tiết tín dụng để đối chiếu và tất toán nhận lại sổ đỏ nhưng không được đáp ứng dẫn đến nợ xấu và phát sinh nhiều vấn đề.
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Hà Nam: làm giả 50 nghìn bộ giấy tờ, thu lợi bất chính 100 tỷ đồng
POWERED BY ONECMS & INTECH