Hà Nội dự kiến có phường Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình
Tại hội nghị bàn giao quý I/2025 giữa Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội với các quận, huyện, thị xã, đồng chí Trần Đình Cảnh, Giám đốc Sở Nội vụ đã báo cáo Dự thảo Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố xin ý kiến các đại biểu.
Dự thảo Phương án nêu rõ các nguyên tắc chung và một số nguyên tắc riêng sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tại Hà Nội nhằm bảo đảm việc thực hiện chỉ đạo của Trung ương phù hợp với thực tiễn Thủ đô và đem lại hiệu quả cao nhất.
Trong đó, nguyên tắc chung có 7 nội dung như bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và bám sát chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; tuân thủ Hiến pháp, trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật.
Bảo đảm chính quyền cấp cơ sở mới phải gần dân, bám sát dân và phục vụ người dân được tốt nhất; phát huy tiềm năng, lợi thế và đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.
Trước mắt, tổ chức bộ máy biên chế phải được bố trí phù hợp, không vượt quá tổng biên chế cũ và có lộ trình giảm dần đảm bảo trong thời hạn 5 năm.
Các đơn vị hành chính cấp xã thực hiện sắp xếp có vị trí liền kề gắn với yêu cầu định hướng phát triển để hỗ trợ lẫn nhau, cùng thúc đẩy phát triển kinh tế.
Quá trình thực hiện sắp xếp, tinh gọn phải đảm bảo hoạt động thường xuyên, liên tục của các cơ quan, tổ chức, không bị gián đoạn, không ảnh hưởng đến hoạt động của Đảng, Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.
Ngoài nguyên tắc chung, thành phố bổ sung một số nguyên tắc riêng như đảm bảo giữ được tính đặc trưng, đặc thù, bản sắc của các địa phương, đặc biệt là những vùng văn hóa tiêu biểu như vùng văn hoá Thăng Long, vùng văn hoá xứ Đoài, vùng văn hoá Kinh Bắc, vùng văn hoá Sơn Nam Thượng...
Đồng thời, đảm bảo được chức năng của từng địa phương như đơn vị hành chính cơ sở Ba Đình là trung tâm chính trị hành chính quốc gia của cả nước, đơn vị hành chính cơ sở Hoàn Kiếm phải bảo tồn và phát huy được các giá trị văn hóa của 36 phố phường cổ của kinh thành Thăng Long xưa...
>>Thủ đô Hà Nội dự kiến giảm 50% xuống còn 263 đơn vị hành chính cấp xã
![]() |
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet |
Ngoài ra, về vấn đề đặt tên, đổi tên xã, phường hình thành sau sắp xếp, Dự thảo Phương án đề xuất 2 cách:
Thứ nhất, đặt tên theo định hướng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Cụ thể, tên gọi của xã, phường mới hình thành sau sắp xếp cần dễ nhận diện, ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ, bảo đảm tính hệ thống, khoa học. Ngoài ra, tên của xã, phường mới được khuyến khích đặt theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.
Thứ hai, đặt tên đối với các đơn vị hành chính nội đô lịch sử, có truyền thống văn hoá lịch sử cách mạng, có tính đại diện của đất nước và Thủ đô.
Theo đó, lựa chọn 1 đơn vị hành chính tiêu biểu để đặt tên, các đơn vị hành chính liền kề được lấy theo tên các địa danh lịch sử, văn hóa, cách mạng tiêu biểu khác tránh sự trùng lặp.
Ví dụ tại Hoàn Kiếm, một đơn vị đặt tên là Hoàn Kiếm, còn các phường thêm của Hoàn Kiếm sẽ lấy tên khác. Tương tự như vậy, tại Ba Đình, Đống Đa... sẽ chỉ có một đơn vị đặt tên là Ba Đình, Đống Đa... còn các phường khác sẽ lấy tên khác.
Về việc xác định trung tâm hành chính, Dự thảo Phương án nêu nguyên tắc như sau: Thành phố lựa chọn trung tâm hành chính của một trong số các đơn vị hành chính cấp xã hiện nay là trung tâm hành chính của đơn vị hành chính cơ sở mới.
Trung tâm hành chính của đơn vị hành chính cơ sở mới phải đáp ứng những tiêu chí sau: Vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, nhất là hệ thống giao thông phát triển, dễ dàng kết nối với các đơn vị hành chính khác trong thành phố, kết nối giữa trụ sở của đơn vị hành chính và cộng đồng dân cư trong đơn vị hành chính đó, cần có không gian phát triển trong tương lai, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị hành chính mới, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
>>Đề xuất 2 trường hợp không bắt buộc phải sáp nhập tỉnh, xã
Các bộ ngành sẽ làm gì để sáp nhập tỉnh, sắp xếp xã, không tổ chức cấp huyện?
Các bộ ngành tinh giản hơn 22.300 biên chế sau sắp xếp, hợp nhất