Hải Dương: Doanh nghiệp duy trì việc làm để níu chân người lao động

20-07-2023 09:43|Minh Huệ

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp Hải Dương gặp nhiều khó khăn do đơn hàng ít và thời gian ký ngắn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này đã và đang nỗ lực vượt khó tạo việc làm để giữ chân người lao động.

Nỗ lực níu chân...

Theo anh Vũ Hải Sơn – TP Hải Dương cho biết: Công ty không có đơn hàng, anh Sơn chỉ đi làm 2 ngày/tuần. Thu nhập củ anh đã giảm một nửa. Gắn bó với công ty hơn 5 năm, nhưng nếu tình trạng này vẫn kéo dài, anh không biết mình có thể ở lại đến bao giờ khi vợ anh đang mang thai đứa con đầu tiên. Mặc dù vậy, như gia đình anh Sơn vẫn còn may mắn vì còn được đi làm.

Còn theo chị Nguyễn Thị Hương (Lai vu) chia sẻ:  Công ty của chị ít việc nên chị đã xin nghỉ hơn 1 tháng nay. Chị đành mở tạm hàng nước ở đầu nhà để sống qua ngày. Thu nhập từ quán nước ngày có ngày không vì nắng nóng. Tiền tiết kiệm của gia đình đã dần cạn. Chị hy vọng có thể quay lại làm công nhân, tuy vất vả nhưng ít nhất còn có đồng ra đồng vào. Nhưng tìm được việc làm lúc này không đơn giản.

Hiện các khu, cụm công nghiệp ngày càng nhiều dẫn đến tình trạng cạnh tranh lao động gay gắt giữa các doanh nghiệp. Vì thế, điều quan trọng nhất đối với nhiều doanh nghiệp chính là tìm ra các giải pháp để giữ chân người lao động.

Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội: Vừa qua theo kết quả rà soát tình hình sử dụng lao động tại hơn 700 doanh nghiệp tn địa bàn Hải Dương 6 tháng qua của Sở thì tại Hải Dương có tới gần 3.000 lao động phải thôi việc, nghỉ việc. Trong đó hơn 1.000 lao động bị giảm giờ làm, nghỉ việc luân phiên hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động.

Đây là bức tranh chung của thị trường lao động nước ta thời gian qua khi suy giảm kinh tế ảnh hưởng không nhỏ đến “sức khỏe” của doanh nghiệp kéo theo những hệ lụy về việc làm của người lao động. Dự báo từ nay đến cuối năm, làn sóng cắt giảm lao động có thể vẫn diễn ra.

Vì vậy, sa thải hay giữ chân lao động là bài toán khó khiến không ít doanh nghiệp phải đau đầu. Họ phải cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng. Sa thải lúc khó khăn sẽ giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng tài chính, áp lực tiền lương và các khoản chi bảo đảm chế độ, phúc lợi cho người lao động nhưng về lâu dài họ cũng thiệt đơn, thiệt kép.

Khi kinh tế phục hồi, đơn hàng dồi dào trở lại thì tuyển dụng lao động, nhất là những người thạo việc, giỏi nghề không dễ dàng. Doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian để đào tạo, dạy nghề cho lao động mới. Về phía người lao động, nghỉ việc cũng đồng nghĩa với thu nhập không còn và khi chưa tìm được việc làm mới để mưu sinh họ sẽ nghĩ ngay đến rút bảo hiểm xã hội một lần. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến các chính sách an sinh xã hội.

Thời gian qua Hải Dương có tới gần 3.000 lao động phải thôi việc (ảnh báo Hải Dương)

Bài toán cần lời giải

Theo tiến sỹ Nguyễn Thúy Hồng – chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh kinh tế kinh thế giới đang gặp nhiều khó khăn, khiến nhiều doanh nghiệp bị sụt giảm đơn hàng. Song, trong ngắn hạn các doanh nghiệp vẫn chấp nhận bỏ ra một khoản chi phí để giữ chân lao động.

Doanh nghiệp không chỉ tạo điều kiện cho người lao động duy trì công ăn việc làm, mà còn tạo cho người lao động có niềm tin về triển vọng nghề nghiệp, cũng như niềm tin kinh tế sẽ sớm phục hồi trở lại. Còn ở góc độ doanh nghiệp họ cũng đánh giá được những lợi ích trong ngắn hạn và dài hạn.

Tuy nhiên, theo TS Hồng, lúc này Chính phủ và chính quyền địa phương cần phát huy vai trò hỗ trợ doanh nghiệp bằng các chi phí tăng thêm như hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp cho các doanh nghiệp khi người lao động đang đứng trước ngưỡng cửa mất việc, giảm tiền điện nước, mặt bằng, thuê đất… để doanh nghiệp hỗ trợ chéo cho người lao động, vừa giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng chống chịu khó khăn vừa giải quyết sinh kế, thu nhập tạm thời cho người lao động.

Bài toán sa thải hay giữ chân lao động lúc này phụ thuộc nhiều vào “sức khỏe” của doanh nghiệp. Mới đây tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu các bộ, ban, ngành tập trung tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên, các ngành sản xuất chủ lực trong nước, thực hiện các biện pháp hiệu quả để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, giúp doanh nghiệp vượt khó, giữ việc làm cho người lao động... 

Tại Hải Dương, việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2027 cũng được bàn thảo tại Kỳ họp thứ 16 HĐND tỉnh Hải Dương khóa XVII vừa qua. Nghị quyết được thông qua sẽ có nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hải Dương được hưởng lợi về tín dụng, thuế, mặt bằng sản xuất, công nghệ thông tin, tư vấn và pháp lý, phát triển nguồn nhân lực…

Những chính sách hỗ trợ của Chính phủ và của tỉnh là động lực giúp doanh nghiệp vượt khó còn sự tự lực cánh sinh mới thực sự quan trọng. Sự nhanh nhạy trong tiếp cận, khai thác thị trường, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động, giảm thời gian giao hàng, giảm giá sản phẩm sẽ tạo cho doanh nghiệp Hải Dương cơ hội tăng sức cạnh tranh, thu hút thêm nhiều đơn hàng, tạo việc làm ổn định cho người lao động.

Người lao động trong công ty

Theo chia sẻ một doanh nghiệp tại huyện Tứ Kỳ cho biết: Chia việc đều cho các công nhân, bảo đảm thu nhập để giữ chân công nhân lao động là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu hiện nay của doanh nghiệp. Trung bình mỗi năm, công ty sản xuất hơn 3.500 ngàn sản phẩm cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu các nước trên thế giới, nên phải đầu tư máy móc hiện đại, công nghệ cao. Từ đầu năm đến nay đơn hàng của doanh nghiệp bị sụt giảm tới 45% nhưng doanh nghiệp vẫn không cắt giảm lao động, mà chỉ giảm bớt ca và chia việc đều cho các công nhân có việc để làm. Đại diện doanh nghiệp cho biết thêm, cắt giảm nghe thì dễ nhưng tuyển để vào đúng vị trí là một điều rất khó khăn, bởi vì chúng tôi phải đào tạo cho nhân viên rất lâu".

Theo lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp Hải Dương: Thời gian qua có không ít chủ doanh nghiệp của Hải Dương đang từng ngày tìm nhiều cách để có việc làm cho người lao động. Thay vì chỉ đạo nhân viên thị trường đến làm việc với đối tác thì chủ các doanh nghiệp cùng làm việc. Qua trao đổi trực tiếp họ nắm bắt những khó khăn, thuận lợi của đơn hàng, từ đó có chính sách và quyết định phù hợp. Nhiều chủ doanh nghiệp còn sẵn sàng cắt giảm những chi phí cá nhân để dành tiền lo cho công nhân, người lao động.

Sa thải để tiết kiệm chi phí luôn là sự lựa chọn dễ dàng hơn so với việc cầm cự, hỗ trợ người lao động trong lúc khó khăn như hiện nay. Tôi tin nhiều doanh nghiệp của Hải Dương sẽ cố gắng vượt khó, tìm mọi cách để giữ lao động, cùng chia sẻ lợi ích với họ. Đây cũng là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp Việt ngày càng chú trọng đầu tư cho chuyển đổi số

Ninh Thuận thu hút hơn 1.210 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài

Theo diendandoanhnghiep.vn
https://diendandoanhnghiep.vn/hai-duong-doanh-nghiep-duy-tri-viec-lam-de-niu-chan-nguoi-lao-dong-247718.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Hải Dương: Doanh nghiệp duy trì việc làm để níu chân người lao động
    POWERED BY ONECMS & INTECH