Hải Phòng sẽ cần khoảng 127.800 lao động chất lượng cao trong vài năm tới đây
Để đáp ứng nhu cầu nhân lực trong tương lai, các doanh nghiệp đang tích cực hợp tác với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc đào tạo.
Theo dự báo từ Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, đến năm 2025, các doanh nghiệp trong khu sẽ cần bổ sung hơn 82.700 lao động qua đào tạo, với trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên ở nhiều lĩnh vực có chuyên môn, kỹ thuật cao như logistics, công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật, và điện.
Đáng chú ý, đến năm 2030, con số này dự kiến sẽ tăng lên khoảng 127.800 lao động. Để đáp ứng nhu cầu nhân lực trong tương lai, các doanh nghiệp đang tích cực hợp tác với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc đào tạo.
Ảnh minh hoạ: Đến năm 2025, Hải Phòng sẽ cần bổ sung hơn 82.700 lao động qua đào tạo |
>> Vì sao Nhật Bản hấp dẫn lao động Việt nhất dù thu nhập không dẫn đầu?
Trong năm học 2024-2025, nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã đẩy mạnh mô hình đào tạo theo “đơn đặt hàng”. Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế Hải Phòng, ông Lưu Thanh Tân, cho biết đầu tháng 10 năm nay, nhà trường đã ký thỏa thuận hợp tác với Công ty TNHH LG Electronics Việt Nam Hải Phòng.
Đây là một cột mốc quan trọng, mở ra cơ hội cho hàng trăm sinh viên được thực tập tại doanh nghiệp lớn, tiếp cận công nghệ sản xuất điện tử tiên tiến. Đối với LG Electronics Việt Nam Hải Phòng, sự hợp tác này giúp họ có điều kiện thu hút và bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo đúng nhu cầu.
Mô hình này còn giúp nhà trường tăng cường thu hút sinh viên, xây dựng các ngành đào tạo trọng điểm và áp dụng công nghệ mới vào thực tiễn doanh nghiệp.
Nhận thấy việc tăng cường mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp là yếu tố thiết yếu để tạo “đầu ra” cho sinh viên, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại Hải Phòng đang mở rộng phạm vi và đối tác hợp tác. TS. Lưu Việt Hùng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Hàng hải 1, cho biết sau khi Nghị quyết 03 về chính sách hỗ trợ đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024-2030 có hiệu lực, nhà trường đã tuyển sinh được hơn 1.000 sinh viên hệ chính quy (tăng khoảng 30% so với năm ngoái) và gần 500 học viên hệ 9+...
Song song với việc củng cố liên kết với các đối tác truyền thống, nhà trường cũng mở rộng hợp tác, giới thiệu sinh viên thực tập tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, điều khiển tàu biển… Những hợp tác này mang lại lợi ích thiết thực cho người học.
>> KCN tại huyện biên giới Quảng Ninh: Hút 75.000 tỷ vốn đầu tư, gần 14.000 lao động có việc làm
KCN tại huyện biên giới Quảng Ninh: Hút 75.000 tỷ vốn đầu tư, gần 14.000 lao động có việc làm
Sửa Luật Việc làm: đề xuất mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp