Hàng loạt "ông lớn" tại Trung Quốc "mắc kẹt" vì chính sách "Zero COVID"

05-05-2022 15:11|Hoàng Hải

Nhiều tập đoàn lớn như Starbucks, Apple... cho biết, các biện pháp kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt tại Trung Quốc đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh.

Hiện tại, đợt phong tỏa tại Thượng Hải đã kéo dài hơn một tháng trong khi Bắc Kinh tạm thời đóng cửa một số cơ sở kinh doanh dịch vụ, một số tuyến tàu điện ngầm, xe bus để kiểm soát sự gia tăng đột biến của số ca mắc trong thời gian gần đây.

Các chính sách kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt đã khiến một số tập đoàn đa quốc gia gặp khó khăn nghiêm trọng tại thị trường tỷ dân.

Starbucks

Starbucks cho biết, doanh số bán hàng tại Trung Quốc đã giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo FactSet, con số này còn tệ hơn nhiều so với dự đoán của các nhà phân tích.

"Gã khổng lồ" cà phê đã dừng mọi dự đoán của mình trong phần còn lại của năm tài chính.

Giám đốc điều hành tạm thời Howard Schultz của Starbucks cho biết, điều kiện tại Trung Quốc hiện nay đang ở mức khó có khả năng dự đoán hiệu suất trong nửa cuối năm.

Tuy nhiên, Starbucks vẫn kỳ vọng hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc sẽ lớn hơn Mỹ trong dài hạn.

Apple

Apple cho biết, mặc dù gần như tất cả các nhà máy lắp ráp ở Thượng Hải đều đã khởi động trở lại nhưng tình trạng phong tỏa có thể ảnh hưởng mạnh tới doanh thu trong quý hiện tại. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt chip trên toàn cầu cũng khiến tình hình kinh doanh của Táo khuyết khó khăn hơn.

Apple cho biết thêm, diễn biến dịch bệnh phức tạp cũng ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu dùng của người dân Trung Quốc.

DuPont

DuPont là công ty bán các sản phẩm đa ngành và vật liệu xây dựng, vừa công bố kế hoạch quý II ở mức thấp hơn so với kỳ vọng của các nhà phân tích.

Bà Lori Koch, Giám đốc tài chính của DuPont dự đoán những bất ổn của mooit rường kinh doanh, cụ thể là biện pháp phong tỏa vì dịch COVID-19 sẽ thắt chặt hơn nguồn cung ứng dẫn đến tăng trưởng chậm và tỷ suất lợi nhuận liên tục thu hẹp trong quý II/2022. bà nói thêm, ở thời điểm hiện tại, nhu cầu cơ bản tiếp tục duy trì ổn định.

Hai trang web của DuPont ở Trung Quốc "đã chuyển sang chế độ khóa vào tháng 3/2022" và dự kiến ​​sẽ mở lại hoàn toàn vào giữa tháng 5. Bà Koch cũng cho biết trong lĩnh vực kinh doanh điện tử, việc hạn chế nguyên liệu từ Trung Quốc đã buộc một số nhà máy làm việc với công suất thấp hơn, ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận trong quý II.

Công ty dự kiến ​​doanh thu từ 3,2 tỷ đến 3,3 tỷ USD trong quý 2, thấp hơn một chút so với dự báo 3,33 tỷ USD của FactSet.

Estee Lauder

Mặc dù vừa có quý tài chính tăng trưởng mạnh nhưng đại gia ngành mỹ phẩm Estee Lauder vừa cắt giảm triển vọng tài chính cả năm do các biện pháp kiểm soát dịch COVID ở Trung Quốc và lạm phát.

Đại diện Estee Lauder cho biết: Sự bùng phát trở lại của dịch COVID-19 tại nhiều tỉnh thành của Trung Quốc có thể khiến lưu lượng bán lẻ, khả năng đi lại và phân phối tạm thời bị hạn chế. Các cơ sở phân phối của công ty ở Thượng Hải hoạt động với năng lực hạn chế để đáp ứng các đơn đặt hàng truyền thống và đơn hàng trực tuyến bắt đầu từ giữa tháng 3 năm 2022.

Estee Lauder dự đoán mức tăng trưởng doanh thu đạt từ 7% đến 9%, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng của FactSet là 14,5%.

Dự báo của Estee Lauder về thu nhập từ 7,05 USD đến 7,15 USD trên mỗi cổ phiếu cũng thấp hơn 7,57 USD mà các nhà phân tích cổ phiếu mong đợi.

Yum China - Công ty mẹ của KFC và Pizza Hut tại Trung Quốc

Giám đốc tài chính của Yum China, Andy Yeung vừa lên tiếng cảnh báo rằng "trừ khi tình hình COVID-19 được cải thiện đáng kể trong tháng 5 và tháng 6, chúng tôi dự kiến ​​sẽ lỗ trong quý II/2022".

Yum China hiện đang điều hành các thương hiệu đồ ăn nhanh như KFC, Pizza Hut tại Trung Quốc, đồng thời là cổ đông lớn trong liên doanh với công ty cà phê Lavazza của Ý.

Yum China cho biết, doanh số bán hàng tại cùng một cửa hàng đã giảm 20% so với cùng kỳ và nhiều khả năng sẽ tiếp tục giảm vào tháng Tư. Mặc dù vậy, Yum China vẫn dự định đạt được mục tiêu cả năm là 1.000 đến 1.200 cửa hàng mới mở.

Các công ty Trung Quốc cắt giảm dự báo thu nhập

Các nhà phân tích của Morgan Stanley cho biết, trong quý I/2022, gần một nửa số cổ phiếu trên sàn MSCI Trung Quốc đại lục đã bỏ qua kỳ vọng thu nhập trong quý đầu tiên. Đây là kết quả hàng quý là tồi tệ nhất kể từ quý đầu tiên của năm 2020. Đó là thời điểm đại dịch bắt đầu bùng phát và gây sốc cho nền kinh tế.

Một số công ty đa quốc gia lớn như Disney và Toyota Motors sẽ tiếp tục công bố kết quả kinh doanh và dự báo về tình hình kinh doanh trong năm vào những ngày sắp tới. Tuy nhiên, tình hình có vẻ như không mấy sáng sủa.

Khu vui chơi Disney Thượng Hải đã đóng cửa kể từ ngày 21/3/2022 và chưa hẹn ngày mở cửa trở lại trong khi doanh số bán ô tô của Toyota tại Trung Quốc đã sụt giảm mạnh trong tháng 3/2022.

Business Insider: Phép màu giúp kinh tế Trung Quốc bùng nổ chính thức chấm dứt

Ngành hàng rau quả Việt sẵn sàng với mục tiêu lớn hơn

'Cơn sốt' sầu riêng tại Trung Quốc

Bài thuộc chủ đề Dịch vụ, Bán lẻ
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/hang-loat-ong-lon-tai-trung-quoc-mac-ket-vi-chinh-sach-zero-covid-133484.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Hàng loạt "ông lớn" tại Trung Quốc "mắc kẹt" vì chính sách "Zero COVID"
POWERED BY ONECMS & INTECH