Hành trình gây dựng KDL lớn nhất ĐNA của ông Dũng 'lò vôi': Làm riêng nhà máy gạch để phục vụ, tiêu tốn hàng nghìn tỷ trong suốt 10 năm
Ông Dũng ''lò vôi'' đã mất 10 năm cùng số tiền tiêu tốn lên đến hàng nghìn tỷ đồng, thậm chí xây dựng nhà máy gạch và nhà máy cơ khí riêng để phục vụ cho việc xây dựng nên KDL lớn nhất Đông Nam Á.
Từng bị cho là "khùng" khi "đổ tiền tỷ để nhặt bạc cắc"
Ông Huỳnh Uy Dũng - Dũng "lò vôi" được biết đến từ khi còn là ông chủ xí nghiệp sơn mài Thành Lễ, rồi chủ KCN Bình Đường, Thần 1 và Sóng Thần 3 (Bình Dương), tuy nhiên, điều làm nên tên tuổi thực sự của vị doanh nhân này chính là KDL Đại Nam - KDL giải trí, tâm linh với quy mô lớn bậc nhất khu vực ĐNA.
Điều ít ai biết đó là trong suốt một thập niên âm thầm xây dựng cho đến khi khánh thành vào năm 2008, ông Dũng "lò vôi" vẫn luôn bị gắn với biệt danh "khùng" vì ý tưởng "bỏ tiền tỷ, thu bạc cắc".
Ông Huỳnh Uy Dũng - Dũng "lò vôi" có tên thật là Huỳnh Phi Dũng, sinh năm 1961, nguyên quán tại xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Chưa học hết lớp 12, ông Dũng đã nhập ngũ và tham gia Chiến tranh biên giới Tây Nam, phục vụ công tác hậu cần ở Quân khu 5, Quân khu 7 và làm nhiệm vụ tiếp tế cho bộ đội ngoài chiến trường.
Sau này, ông Dũng chuyển về công tác ở bộ phận hậu cần thuộc Công an thị xã Thủ Dầu Một, Cũng tại thời điểm này, ông Dũng phát triển ý tưởng làm lò vôi, sản xuất các loại vôi quét tường, vôi bột công nghiệp… Năm 1996, ông Dũng nghỉ công việc Nhà nước, chuyển ra làm kinh doanh riêng.
Ông Dũng "lò vôi" được xem là người tiên phong xây dựng mô hình khu công nghiệp hiện đại đầu tiên tại Bình Dương, sở hữu trong tay nhiều bất động sản và tài sản "khủng" như: Khu công nghiệp Sóng Thần 2, Khu công nghiệp Sóng Thần 3, Khu đô thị Trung Tâm hành chính huyện Dĩ An, Khu dân cư Sóng Thần, Khu đô thị thương mại dịch vụ Sóng Thần…
KDL Đại Nam - Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến tọa lạc tại phường Hiệp An, TP. Thủ Dầu Một được xây dựng trên vùng đất từng rất hoang sơ, có chỗ từng là rừng cao su bạt ngàn.
Toàn cảnh KDL Đại Nam khi nhìn từ trên cao. Ảnh: Internet |
Thời điểm đó, ngay sau khi rời chức vụ tại Công ty Thành Lễ, ông Dũng "lò vôi" sở hữu quyền thuê gần 500ha đất tại đây, ông đã bắt tay vào việc quy hoạch cũng như chuẩn bị những bước ban đầu cho việc "biến" vùng đất này trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng khu vực phía Nam.
>> Ngôi điện quan trọng nhất của Hoàng thành Huế được chi 128 tỷ trùng tu sắp mở cửa đón khách
Xây dựng KDL Đại Nam không phải để kiếm tiền
Thời điểm bắt tay lên kế hoạch xây dựng, ông Dũng "lò vôi" đã nhận được nhiều lời khuyên về việc nên bán khu đất để thu tiền tươi, thay vì đầu từ vào "mảnh đất chết".
Tuy nhiên, điều khiến nhiều người cảm thấy bất ngờ nhất đó là câu trả lời của ông Huỳnh Uy Dũng. Ông cho biết mình xây dựng KDL Đại Nam không phải vì lợi nhuận mà chỉ muốn góp công sức để lại cho đời, cho người.
Ông Dũng "lò vôi" tiết lộ việc xây dựng KDL Đại Nam không phải vì mục đích kiếm tiền. Ảnh: Internet |
Theo chia sẻ của ông Dũng "lò vôi", ông sẽ làm di chúc cho gia đình và con cháu của mình, yêu cầu không được mang khu Đại Nam ra thế chấp ngân hàng, cũng không được bán buôn khu Đại Nam như BĐS.
"Con cháu chỉ được thừa kế tôn tạo, tu bổ, nâng cấp, mà không được thừa kế như tài sản để có quyền mang ra chia chác bán buôn", ông Dũng "lò vôi" từng chia sẻ.
Công cuộc chuẩn bị kéo dài 10 năm
Quá trình chuyển bị cơ sở vật chất trước khi khởi công công trình này đã kéo dài đến 10 năm bởi ông Dũng "lò vôi" có những yêu cầu khắt khe riêng cho công trình của mình.
Theo đó, để có đủ sắt thép, gạch ngói dùng trong công trình có vốn đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ, ông Dũng đã xây dựng nên nhà máy gạch, nhà máy cơ khí... để có thể chủ động nguyên vật liệu. Đến tháng 9/1997, công trình này chính thức được khởi công.
Ngoài ra, đây cũng là công trình không tốn một đồng tiền thiết kế nào vì toàn bộ công trình đều do ông Dũng "lò vôi" thiết kế, tự nghĩ ra phối cảnh, tự hình dung bản mẫu cũng như chỉ đạo công việc xây dựng.
Ông Huỳnh Uy Dũng - chồng bà Nguyễn Phương Hằng là người sáng lập Công ty Đại Nam. Mới đây, bà Hằng đã được bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng Giám đốc thứ nhất Công ty cổ phần Đại Nam và Tổng Giám đốc điều hành KDL Đại Nam.
Thời gian đầu, công trình này tiêu tốn của ông Dũng "lò vôi" khoảng 3.000 tỷ đồng, nhưng đến giai đoạn 2 năm trước lễ khánh thành, đã có lúc ông Dũng phải bỏ ra số tiền mỗi ngày trung bình lên đến 1 tỷ đồng.
Trong suốt quá trình xây dựng công trình, ông Dũng "lò vôi" luôn dành thời gian ban ngày để giám sát thi công và điều hành quản lý hoạt động của du lịch, trong khi ban đêm ông thức để sáng tác thơ và viết sách.
Tháng 9/2008, khu du lịch Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến chính thức được khánh thành. Trước 2.000 cán bộ công nhân viên, ông Dũng "lò vôi" đã có lời thề rằng từ thời điểm đó, công ty không nợ nần ai và cũng không vay mượn của ai một đồng nào.
Ít ai biết, trên bia đá ngay trước Đền thờ Đại Nam, ông Dũng "lò vôi" đã cho khắc bài viết với tiêu đề "Thì ra vậy".
Nội dung bài viết "Thì ra vậy" được khắc trên bia đá trước Đền thờ Đại Nam. Ảnh: Internet |
Bài viết có nội dung như sau: "Lại là một ước mơ ngu xuẩn nữa của 'anh' chứ gì? Khi những người khác nói với tôi rằng: Tôi không thể làm chuyện này, chuyện nọ…Rằng tôi chỉ là một kẻ mơ mộng, điên rồ, ngông cuồng, kiêu kỳ và rồi tôi sẽ thất bại. Tôi cảm thấy bị tổn thương và tức giận. Tôi đã dùng nguồn năng lượng tiêu cực của họ cộng với tình cảm tiêu cực của tôi đối với họ, để tạo ra sự bùng nổ cảm xúc, đủ lớn, đủ mạnh để trợ giúp cho tôi thực hiện những giấc mơ gian khổ. Một lần nữa xin trả lời: Thành công là sự trả ơn ngọt ngào nhất! Thì ra vậy".
Dù bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để xây dựng Đại Nam nhưng trong những năm điều hành, đã không ít lần ông Dũng mở cửa miễn phí cho khách tham quan, mới đây nhất là vào ngày 29/9, 6/10, 13/10 và 20/10 sau khi bà Nguyễn Phương Hằng - vợ ông Dũng tiếp quản.
Không ít người thắc mắc rằng ông Dũng lấy tiền đâu để duy trì hoạt động cho KDL này và câu trả lời khiến nhiều người không khỏi bất ngờ, đó là được lấy từ nguồn thu yến sào do công trình mang lại.
Ông Dũng "lò vôi" tiết lộ nếu sau này KDL không còn hoạt động ông sẽ chuyển sang viết sách. Ảnh: Internet |
Theo chia sẻ của ông Dũng "lò vôi", lúc ông xây 5 ngọn núi cao phía sau đền Đại Nam để tạ ơn trời đất, tổ tiên thì bất ngờ có đàn chim yến kéo về làm tổ, hiện đã lên đến hơn 6.000 con, mỗi tháng thu được 15-30kg yến sào, mỗi năm thu hoạch cũng hơn một tỷ đồng.
Ông Dũng "lò vôi" còn từng ấp ủ ý tưởng về việc xây dựng một khu nhà riêng tự cung tự cấp với 4 sào lúa, vườn hoa quả, trồng đậu tương để ép dầu làm đèn cầy thắp sáng cho đền Đại Nam.
Ông chủ KDL Đại Nam tiết lộ nếu sau này KDL không còn hoạt động ông sẽ chuyển sang viết sách "sống một cuộc đời đơn giản, đạm bạc, tìm con đường thánh thiện, sáng nghe kinh, chiều đọc sách, chơi với con là đủ rồi".
KDL Đại Nam được biết đến là một trong những KDL tâm linh hoành tráng nhất tại Việt Nam. Với tổng vốn đầu tư lên đến 6.000 tỷ đồng, diện tích 450ha, đây là KDL có quy mô lớn bậc nhất Đông Nam Á với đầy đủ các khu vui chơi, trò chơi đa dạng, trở thành điểm đến hấp dẫn của đông đảo du khách. KDL Đại Nam sở hữu những kỷ lục "gây choáng" khi được xem là: KDL có diện tích lớn nhất ĐNA, sở hữu bức tường thành dài nhất, có đền thờ lớn bậc nhất, núi nhân tạo dài nhất, biển nhân tạo lớn nhất, vườn thú thiết kế mở đầu tiên tại Việt Nam.
>> Có gì bên trong tượng đài 'Con tàu tập kết ra Bắc' gần 80 tỷ ở Thanh Hóa?
Giá đất điều chỉnh giúp TPHCM đẩy nhanh thu hồi, định giá đất tái định cư
Huyện sở hữu công trình lọt top thế giới do Vingroup xây dựng sắp đấu giá hơn 3.000m2 đất ở