Hé lộ nguồn tài nguyên 'mới nổi', được Điện Biên đặc biệt chú trọng phát triển

13-01-2024 07:57|Mai Chi

Việt Nam đã thu hàng chục triệu USD từ tài nguyên này.

Chiều nay (12/1), Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý, xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức hội thảo "Phát triển đô thị, khu công nghiệp xanh, thông minh gắn với thị trường tín chỉ carbon tỉnh Điện Biên", hướng đến xây dựng tỉnh Điện Biên trở thành tỉnh đầu tiên trong cả nước đạt tiêu chí mức phát thải chuyển đổi bằng 0.

Hiện nay, diện tích rừng tự nhiên của Điện Biên có hơn 409.033ha, trong đó rừng trồng 8.311ha được đánh giá là một trong những địa phương còn nhiều tiềm năng nếu phát triển tín chỉ cacbon về rừng. Bên cạnh đó, tỷ lệ phát triển đô thị của tỉnh Điện Biên thấp, tỷ trọng phát triển công nghiệp chưa cao.

>> Bộ Tài chính đề xuất lập sàn giao dịch tín chỉ carbon quốc gia

Cụ thể, tỷ lệ đô thị hóa tại tỉnh ước đạt 27%; tỷ trọng công nghiệp – xây dựng chiếm gần 27% GRDP với một số ngành chủ yếu gồm: thủy điện, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản… Đây là một số nhóm ngành có tỷ lệ phát thải cao.

Hé lộ nguồn tài nguyên 'mới nổi', được Điện Biên đặc biệt chú trọng phát triển
Diện tích rừng tự nhiên của Điện Biên có hơn 409.033ha

Do đó, tỉnh Điện Biên sẽ có nhiều cơ hội trong chính sách phát triển thị trường tín chỉ carbon, hiện thực hóa chuyển đổi xanh cùng với chuyển đổi số trong phát triển đô thị và công nghiệp.

Các đại biểu trao đổi về giải pháp quy hoạch và thiết kế khu, cụm công nghiệp gắn với thị trường tín chỉ carbon tỉnh; giải pháp phát triển các dự án trồng rừng; hạ tầng thông minh cơ sở thu hút đầu tư cho doanh nghiệp phát triển bền vững hướng tới Netzero. Mục tiêu nhằm giảm thiểu lượng khí thải nhà kính và tăng cường phát triển kinh tế bền vững, chung tay vào công cuộc chống biến đổi khí hậu.

Trong khi chứng chỉ carbon chưa thực sự thông dụng, thì Việt Nam đã thu hàng chục triệu USD từ mô hình mua bán tín chỉ carbon - đó là thỏa thuận thanh toán giảm thiểu phát thải (ERPA) với Quỹ đối tác carbon rừng thuộc Ngân hàng Thế giới ký vào tháng 10/2020.

Theo thỏa thuận này, Việt Nam sẽ giảm 10,3 triệu tấn khí thải CO2 từ sáu tỉnh Bắc Trung bộ đến năm 2025 để nhận 51,5 triệu USD, tức mỗi tín chỉ carbon sẽ là 1 tấn khí thải và trị giá 5 USD.

Đây là những nỗ lực của Việt Nam trong giảm phát thải carbon từ việc mất rừng và suy thoái rừng trong giai đoạn từ nay cho tới năm 2025.

>> Bán 10,3 triệu tấn CO2: Bước khởi đầu tiềm năng bán tín chỉ carbon rừng

Bộ Tài chính đề xuất lập sàn giao dịch tín chỉ carbon quốc gia

Bán 10,3 triệu tấn CO2: Bước khởi đầu tiềm năng bán tín chỉ carbon rừng

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/he-lo-nguon-tai-nguyen-moi-noi-duoc-dien-bien-dac-biet-chu-trong-phat-trien-219712.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Hé lộ nguồn tài nguyên 'mới nổi', được Điện Biên đặc biệt chú trọng phát triển
    POWERED BY ONECMS & INTECH